Muốn đi du học nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn 8 bước chuẩn bị trước khi du học

1. Xác định mục tiêu cốt lõi để đi du học

Bạn có thể có nhiều mục tiêu để du học. Các mục tiêu, mong muốn khác nhau sẽ giúp bạn có những lựa chọn khác nhau và phù hợp với từng trường hợp của mình

Nếu bạn muốn du học trước mắt để trải nghiệm cuộc sống ở nước ngoài, bạn nên chọn các chương trình học ngắn hạn (từ 1-3 tháng, học hè), học trao đổi (khi đang học ở nước ngoài), hoặc thực tập (các chương trình Internship ở nước ngoài)

Nếu bạn muốn du học để có một tấm bằng danh giá tại một trường đại học có tiếng, bạn có thể định hướng theo học các chương trình bậc đại học, sau đại học

Nếu bạn muốn du học để làm việc tại nước ngoài, bạn cũng có thể chọn theo học các chương trình bậc đại học, sau đại học. Tuy nhiên, nên ưu tiên du học bậc sau đại học hơn vì bạn hoàn toàn có thể làm việc ngay khi đang học (điều này bị nhiều trường đại học hạn chế hơn đối với bậc Đại học)

Để xác định mục tiêu này, bạn sẽ cần chuẩn bị khá kỹ lưỡng, có thể từ khi học cấp 3 hoặc bắt đầu học đại học

 

2. Xác định ngành nghề theo đuổi

Trong trường hợp đã có ý tưởng về ngành theo đuổi, bạn có thể sẽ muốn tìm hiểu kỹ hơn về ngành nghề ấy đang phát triển thế nào, cơ hội việc làm ra sao, học tại quốc gia ấy có hay không, nên học trường nào, chuẩn bị như thế nào, điều kiện ra sao,...

Trong trường hợp chưa hề có định hướng, bạn cần chuẩn bị lộ trình hướng nghiệp cho mình:

  • Làm bài test đánh giá tính cách cá nhân, nhìn nhận lại những mong muốn, sở thích của bản thân. Chọn ra những từ khóa về ngành nghề có thể bước đầu là sở thích của bạn
  • Xây dựng bản nghiên cứu cá nhân về ngành nghề
  • Tự tạo cơ hội để khám phá - trải nghiệm
  • Hoàn thiện hình ảnh cá nhân
  • Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân

Bạn có thể đọc thêm 2 bài viết về xây dựng con đường mong muốn theo đuổi tại đây

 

Đừng quá vội vàng khi đi du học mà không biết hay mông lung về ngành nghề mình muốn theo đuổi. Hãy dành thời gian để trải nghiệm trước đó về những ngành nghề này, cho đến khi bạn biết chính xác và du học theo ngành nghề ấy

 

3. Biết chính xác khoản ngân sách mình có thể chuẩn bị cho du học

Khoản ngân sách bạn có thể dành được cho việc du học là bao nhiêu sẽ giúp bạn hoạch định con đường du học của mình như thế nào?

Trong trường hợp ngân sách hạn chế, bạn sẽ cần phải ứng tuyển học bổng. Hoặc tìm những chương trình học tại những quốc gia có chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên quốc tế

Đọc thêm bài viết Ứng tuyển thế nào khi học trái ngành và hạn chế ngân sách

Thời gian bạn chuẩn bị cho việc này có thể kéo dài từ vài tháng đến hàng năm, nếu bạn dự định tìm cách kiếm tiền trước khi du học

 

4. Chọn quốc gia để theo học

Quốc gia bạn luôn tâm niệm trong đầu sẽ theo học có khi chưa phải là quốc gia thực sự phù hợp để bạn đến.

Những quốc gia năng động, xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông, ấn tượng đầu tiên để học viên chọn lựa vì dễ dàng theo học bằng tiếng Anh. Những quốc gia này định hướng Giáo dục là dịch vụ, và bạn sẽ cần chuẩn bị một khoản chi phí tương đối để theo học.

Bên cạnh đó, có những quốc gia điều kiện chọn lọc khắt khe hơn, thứ hạng tốt và có mức học phí “dễ chịu” hơn rất nhiều. Bù lại, bạn sẽ phải tìm hiểu kỹ hơn, học nghiêm túc hơn để tốt nghiệp đúng hạn.

Đọc thêm bài viết một số quốc gia miễn giảm học phí cho sinh viên quốc tế

 

5. Xây dựng danh mục các chương trình học

Học các nhà đầu tư và các chuyên gia phát triển kinh doanh: bạn đừng bỏ trứng vào chỉ 1 giỏ. Hãy đa dạng hóa cơ hội của bạn và tự tạo cơ hội cho mình

Tự nghiên cứu, tìm tòi và tìm người hỗ trợ sẽ giúp bạn tìm được những chương trình ưng ý, phù hợp, và đặc biệt là “ngon ít người biết”

Đọc thêm bài viết về quy trình tìm kiếm các chương trình học phù hợp

 

6. Chuẩn bị profile và hồ sơ

Nếu bạn hướng đến các khóa học tại các trường đại học lớn, và các học bổng, bạn sẽ cần chuẩn bị bản thân mình và hồ sơ ấn tượng nhất có thể.

Những trường này thường tiếp nhận rất lớn lượng hồ sơ, gấp từ 10-20 lần số lượng học viên họ tiếp nhận. Nên hãy chuẩn bị kỹ USP (Unique Selling point) của mình, và câu chuyện về bản thân để thuyết phục.

Bạn sẽ cần 1 mentor riêng cho cả hành trình hướng nghiệp, người mentor này sẽ hỗ trợ bạn như thế nào? Hãy tìm hiểu tại sao Ella và các Alumni hỗ trợ được 50% học viên nhận được thư mời học tại các trường đại học top 4% toàn cầu kể từ 2018 đến nay

 

7. Nộp hồ sơ visa

Nếu bạn chưa đủ tự tin và muốn khả năng cao được cấp visa, bạn sẽ cần tham vấn thêm tại các trung tâm tư vấn du học. Họ đã làm việc này lâu năm, nhiều đơn vị có mối quan hệ tốt với đại sứ quán và không gặp những rủi ro về học viên như trốn tại nước ngoài khi hết hạn visa,...

 

8. Mua vé máy bay, sắp xếp chỗ ở, phương tiện đi lại và lên đường

Chúc mừng bạn chuẩn bị sang một giai đoạn mới. Bạn hoàn toàn có thể đặt các dịch vụ khác với sự tư vấn của Alumni như đưa đón tại điểm đến (pick-up on arrival) hướng dẫn bạn các kênh thông tin đặt vé máy bay, thuê chỗ ở, phương tiện đi lại ở đâu cho phù hợp nhất và hợp ngân sách nhất; gia sư khi học (study-tutor) nếu gặp những vướng mắc với các môn học tại nước ngoài. Ella sẽ luôn đồng hành cùng bạn đến khi bạn tham gia thành công vào thị trường lao động toàn cầu, ở bất cứ ngành nghề gì.