Mình là sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, dự kiến sẽ ra trường vào mùa hè năm nay. Mình có định hướng sự nghiệp sẽ là Business Development x Marketing, nhưng dạo gần đây, mình phát hiện ra mình low-tech quá và không biết gì về lĩnh vực Dữ liệu cả, mà hẳn là Công nghệ và Thông tin đã, đang và sẽ cần thiết trong tất cả các lĩnh vực.

Vậy nên, nhân thời gian rảnh rỗi tránh dịch, mình bắt đầu mầm mò về các khái niệm mới (với mình) là Business Intelligence, Business Analytics, Data Analytics, Data Science,...



Phần 1: Business Intelligence và Business Analytics

Business Intelligence (BI) là gì?

BI là quá trình kết hợp công nghệ và chiến lược của tổ chức để phân tích các dữ liệu kinh doanh hiện có. Các dữ liệu này cung cấp thông tin về các sự kiện quá khứ, hiện tại và dự đoán hoạt động kinh doanh.


Business analytics (BA) là gì?

BA là quá trình sử dụng công nghệ và chiến lược để khám phá và trích suất insight và hiệu suất từ thông tin kinh doanh trong quá khứ để đưa ra kế hoạch kinh doanh thành công trong tương lai.


Sự khác biệt giữa BI và BA:

  1. BI dùng các dữ liệu trong quá khứ và hiện tại để thỏa mãn nhu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru; trong khi BA dùng các dữ liệu trong quá khứ để trích xuất thông tin và vận hành doanh nghiệp, thỏa mãn nhu cầu khách hàng và gia tăng năng suất.
  2. BI tập trung báo cáo các dữ liệu được phân tích; trong khi BA quan tâm đến nhiều công cụ mà thực hiện các ứng dụng khác nhau khi sử dụng các công cụ.
  3. BI là tập con của BA. BA bao gồm BI, lưu trữ dữ liệu, quẩn lý thông tin, ứng dụng và quản trị doanh nghiệp, tuân thủ rủi ro và bảo mật.
  4. BI là phương thức phân tích dữ liệu có sẵn trong khi BA sẽ dùng báo cáo của BI với vai trò là đầu vào cho các phân tích,xử lý thông tin được trích xuất theo cách tinh vi hơn để trực quan hóa dữ liệu phân tích.
  5. BI sử dụng phân tích thống kê, phân tích dự đoán và mô hình dự đoán để tìm ra xu hướng hiện tại là lí do tại sao lại có xu hướng, hiện trạng đó. BA sử dụng một lượng dữ liệu khổng lồ hơn nhiều để truy suất, phân tích, báo cáo và xuất ra dữ liệu khác.
  6. BI sử dụng nhiều Bảng giao diện người dùng để phân tích và vận hành; trong khi BA sử dụng nhiều công cụ, kiến thức về phần mềm để thực hiện các nhiệm vụ.
  7. BI đưa ra thông số từ dữ liệu thay vì thực hiện chuyển đổi hoặc chuyển đổi bổ sung để đưa ra data insights; thay vì đó, BA liên quan đến cách giải quyết vấn đề bằng cách cho phép công nghệ chuyển đổi từ dữ liệu thô trở nên có ý nghĩa, đưa ra giải pháp một cách dễ dàng.
  8. BI được ứng dụng nhiều hơn với các dữ liệu có cấu trúc từ các ứng dụng doanh nghiệp như Hệ thống phần mềm tài chính hay Phần mềm quản trị doanh nghiệp để lấy thông tin tài chính, thông tin giao dịch trong quá khứ hay trong hoạt động của chuỗi cung ứng và vận hành. BA có thể áp dụng với cả dữ liệu phi cấu trúc hoặc bán cấu trúc bằng cách chuyển đổi chúng thành các dữ liệu có nghĩa trước khi phân tích để lấy insight từ dữ liệu.
  9. BI sử dụng data cùng định dạng để lấy insights; trong khi BA chuyển hóa hoặc phá vỡ các dữ liệu hiện có thành các định dạng khác nhau hoặc thành phần khác nhau để nghiên cứu tổng thể và lấy insights.
  10. Với BI, dữ liệu có thể được tạo ra từ Bảng điều khiển (Dashboards), báo cáo hay Pivot tables từ nhiều người sử dụng như nhân viên, quản lý và người phân tích; trong khi đó BA sử dụng khả năng của BI để giúp khách hàng tốt hơn.
  11. BI là nội dung dữ liệu mà bạn có; trong khi BA là cách bạn sử dụng hay vận hành dựa trên dữ liệu để có được insight từ dữ liệu.
  12. BI là truy cập vào dữ liệu lớn; BA là việc sử dụng những phương pháp công nghệ mới nhất để xử lý dữ liệu lớn.
  13. BI được sử dụng để vận hành doanh nghiệp hiệu quả trong khi BA là cách thay đổi doanh nghiệp để làm nó hiệu quả và hoạt động hiệu quả hơn.
  14. Vì BI là tập hợp con của BA và lợi ích của Phân tích kinh doanh đang khiến BA trở nên phổ biến hơn và thu hút sự chú ý từ người dùng doanh nghiệp để có được những điều hữu ích từ nó.
  15. Business Intelligence kết hợp các công cụ và phương pháp khác nhau để sử dụng trong các giai đoạn phân tích dữ liệu, trong đó các loại công cụ phổ biến bao gồm, báo cáo dữ liệu, phân tích thời gian thực, Phân tích bản đồ, Xử lý phân tích trực tuyến, Bảng điều khiển, v.v. và Phân tích kinh doanh kết hợp các giai đoạn khác nhau và các giai đoạn phân tích như phân tích SWOT, mô hình hóa trường hợp sử dụng, mô hình dự đoán, câu chuyện người dùng mô hình hóa dữ liệu, phân tích yêu cầu, yêu cầu chức năng và phân tích yêu cầu phi chức năng, v.v.
Nguồn bài dịch: https://www.educba.com/