Du học kết hợp với đi làm thêm để tiết kiệm chi phí. Nghe thì dễ nhưng phải đến khi bạn đặt chân tới xứ người mới vỡ lẽ quả không đơn giản chút nào.

Câu chuyện làm thêm khi đi du học luôn dành được nhiều sự quan tâm cũng như trăn trở của du học sinh đặc biệt đối với những bạn có nguồn ngân sách hạn chế. Vậy nên hay không nên đi làm thêm, liệu có một phương án nào tối ưu vừa giúp bạn giảm bớt gánh nặng kinh tế vừa không ảnh hưởng đến thời gian học ở trường để đảm bảo một kết quả học tập tốt?

nhung-dieu-can-luu-khi-chon-chuong-trinh-hoc-1 Làm thêm khi đi du học chưa bao giờ là câu hỏi dễ trả lời?

TẠI SAO NÊN ĐI LÀM THÊM?

1. Tài chính rủng rỉnh hơn

Câu trả lời thiết thực nhất là bạn sẽ tự tạo ra một khoản thu nhập cho bản thân để trang trải chi phí sinh hoạt, ăn ở. Có rất nhiều công việc cho bạn lựa chọn từ công việc chân tay như bồi bàn, dọn dẹp, phục vụ ở nhà hàng, khách sạn hay tiệm bánh, công việc phổ biến nhất các du học sinh Việt thường chọn là làm phục vụ ở các nhà hàng của người Nhật, Thái, Hoa. Công việc với mức lương cao hơn một chút là những công việc bàn giấy như phiên dịch, thực tập trong các công ty; với những công việc kiểu này nếu biết chi tiêu tiết kiệm bạn có thể hoàn toàn tự chi trả tiền nhà và sinh hoạt phí hàng tháng mà không cần nhờ đến tiền gửi của bố mẹ. Khi bắt đầu làm thêm khi đi du học, các bạn nên tìm hiểu cụ thể về thời gian làm việc tối đa cũng như Luật Lao động của từng quốc gia. Lấy ví dụ như ở Anh, các công việc chân tay như bồi bàn, phục vụ tiệm bánh, pha cà phê cũng có mức lương trung bình là 7-8 bảng/giờ và thời gian làm việc tối đa Chính phủ Anh cho phép du học sinh là 20 giờ/tuần. Như vậy, trung bình 1 tháng bạn có thể kiếm được hơn 600 bảng, nếu chi tiêu tiết kiệm bạn hoàn toàn có thể trả tiền thuê nhà và ăn ở. Ở Pháp mức lương dao động từ 7,5-15 euro/giờ, ở Đức là 6,5-15 euro/giờ, ở Nhật trung bình là 1000 yên/giờ tuỳ theo mức độ chuyên môn mà công việc đòi hỏi.

lam-sao-de-tiet-kiem-tien-di-chau-au-ella-study

Làm thêm khi đi du học giúp bạn tự chủ hơn về tài chính[/caption] Thanh Bình (du học sinh ngành Kinh doanh – Kế toán tại Anh), tuy mới là sinh viên đại học năm hai nhưng đã có kinh nghiệm với bốn công việc part-time khác nhau, chia sẻ: “Trung bình một tháng em làm thêm được 400 bảng và nếu chi tiêu tiết kiệm thì sẽ đủ chi trả những nhu cầu cơ bản như nhà cửa ăn uống. Tuy thời gian dành cho việc vui chơi du lịch bị hạn chế nhưng thay vào đó em được trải nghiệm những công việc khác nhau.”

2. Tích luỹ kinh nghiệm

Lợi ích to lớn thứ hai từ đi làm thêm là bạn sẽ tích luỹ được một kinh nghiệm đáng kể, rút ngắn khoảng cách từ lý thuyết đến thực tế, những kiến thức mà không phải lúc nào trường đại học cũng có thể dạy bạn. Ngô Đạt Nghĩa (du học sinh ngành Kỹ thuật, đã có 8 năm học tại Singapore) chia sẻ về lần thực tập tại bộ phận kỹ thuật của một khách sạn năm sao: “Kỳ thực tập này nhà trường sắp xếp cho mình trong 6 tháng, những thứ mình được học trong kỳ thực tập chưa được dạy ở trường, về sau quay lại trường học dạy lại thì mình hiểu những kiến thức đó sâu sắc hơn vì đã có kinh nghiệm thực tế. Chưa kể là thực tập còn được hưởng lương 700 đô một tháng”.

nhung-dieu-can-luu-khi-chon-chuong-trinh-hoc-1

Làm thêm khi đi du học mang lại cho bạn nhiều kinh nghiệm không được học ở trường[/caption] Nghĩa cũng đã từng có kinh nghiệm làm part-time tại nhà hàng sushi Nhật đến phục vụ trong các event của người nước ngoài, mỗi công việc làm thêm đã giúp anh bạn này có thêm nhiều về kỹ năng trong cuộc sống đặc biệt là kỹ năng giao tiếp với nhiều đối tượng khách hàng. Nghĩa cũng thành thật chia sẻ rằng bản thân trước đây còn hay mất bình tĩnh và không kiểm soát được tâm trạng. Tuy nhiên sau thời gian đi làm phục vụ tại nhà hàng sushi và các sự kiện cho khách Tây, có cơ hội tiếp xúc từ các khách hàng bình dân đến các khách VIP, CEO, Nghĩa đã học được tính nhẫn nại và khả năng giao tiếp khéo léo hơn. Không chỉ vậy, anh bạn còn học hỏi được rất nhiều bài học, kinh nghiệm quý giá từ câu chuyện của những vị khách thành công. Không thể phủ nhận rằng môi trường làm việc giúp bạn phải gặp gỡ nhiều người sẽ giúp bạn khôn khéo hơn trong việc giao tiếp. Khi kỹ năng giao tiếp tốt bạn sẽ làm quen được với nhiều người, mở rộng được mối quan hệ.

3. Phát triển kỹ năng quản lý thời gian

Tuy làm thêm sẽ khiến bạn bận rộn hơn nhưng đồng thời cũng giúp bạn phát triển kỹ năng quản lý thời gian để hoàn thành việc làm thêm cũng như việc học hành ở trường của bạn. Theo thống kê từ Bộ Giáo dục Mỹ, năm 2011 có hơn 78% sinh viên đi làm thêm ngoài giờ. Trong số này, những sinh viên biết quản lý thời gian làm thêm dưới 20 giờ/tuần thường có kết quả học tập khả quan hơn so với sinh viên không đi làm thêm.

lam-them-khi-di-du-hoc-de-tiet-kiem-chi-phi-co-dang-hay-khong Đi làm thêm giúp bạn rèn luyện khả năng quản lý quỹ thời gian

TẠI SAO KHÔNG NÊN ĐI LÀM THÊM?

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng việc làm thêm khi đi du học là không thật sự cần thiết, vì sau khi suy đi tính lại những lợi ích của việc làm thêm không thể bù đắp những bất cập mà nó đem lại. Đặc biệt đối với những du học sinh bậc Thạc sĩ, thời gian học ngắn ngủi trong vòng 1-2 năm, các bạn thường tập trung vào trải nghiệm trọn vẹn nền giáo dục phát triển cũng như nền văn hoá đa quốc gia mà không phải lúc nào cũng có cơ hội tiếp cận.  Chính vì thế, bên cạnh những lợi điểm mà đi làm thêm có thể mang lại, bạn cũng nên cân nhắc những điều sau đây trước khi bắt đầu một công việc..

1. Không phải công việc làm thêm nào cũng đúng với chuyên ngành mà bạn đang học

Có một thực tế đó là những công việc làm thêm phổ biến nhất cho du học sinh Châu Á hiện nay là phục vụ tại các quán bar, nhà hàng của người Hoa, người Nhật; không phải du học sinh nào cũng may mắn cũng như đủ năng lực để được tuyển vào các vị trí thực tập của các công ty bản địa. Những công việc chân tay này thường mất khá nhiều thời gian, sức khỏe làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các bạn. Peggy (tốt nghiệp đại học Vũ Hán, hiện đang theo học Thạc sĩ Kinh tế tại Anh) cho biết: “Mình có thể dễ dàng tìm kiếm một công việc như bồi bàn, phục vụ tại Phố người Hoa nhưng môi trường ở đó mọi người đều sử dụng tiếng Trung nên không thể giúp cải thiện khả năng Tiếng anh của mình. Với lại những công việc này không mang lại kinh nghiệm cho ngàng Kinh tế mình đang theo học, mình có rất nhiều bài tập cũng như câu hỏi ở trên lớp vì thế nếu có ý định làm thêm, mình chỉ muốn làm công việc trợ giảng cho các Giáo sư trong khuôn viên trường.”

2. Thời gian dành cho việc giải trí, du lịch bị thu hẹp

Một trong những mục tiêu của các du học sinh khi đi du học không chỉ để tích luỹ kiến thức mà còn để du lịch trải nghiệm nhiều nền văn hoá khác nhau. Với những bạn đi làm thêm, bên cạnh lịch học trên lớp thì thời gian còn lại dành cho việc đi du lịch trải nghiệm hay liên lạc với gia đình, bạn bè là rất hạn chế.

lam-them-khi-di-du-hoc-de-tiet-kiem-chi-phi-co-dang-hay-khong2

Làm thêm quá nhiều sẽ hạn chế thời gian trải nghiệm văn hoá, du lịch của bạn[/caption] Thanh Bình chia sẻ sau khi làm 3 công việc là bồi bàn, lễ tân, điều tra khảo sát thì cậu bạn quyết định gắn bó với công việc phiên dịch viên vì mức lương cũng khá cao và nhàn hơn những công việc còn lại. Thanh Bình hài hước kể lại một kỷ niệm phục vụ tại nhà hàng Trung Quốc: “Em bị người ta la đúng ngày mùng 1 tết vì em mải nói chuyện bố mẹ cho nhầm ớt vào nồi lẩu của ông khách gọi lẩu không ớt. May mà quản lý bảo mùng 1 Tết nên không phạt trừ lương”.

3. Không cân bằng được thời gian giữa học và làm

Đối với các bạn sinh viên Đại học thì việc cân bằng giữa học và làm dễ dàng hơn vì lịch học còn tương đối “dễ thở” nhưng đối với các bạn theo học Thạc sĩ với lịch học dày đặc, đặc biệt các trường bên Anh với thời gian chỉ 1 năm học ngắn ngủi thì rất khó để các bạn đảm bảo hoàn thành tốt cả hai việc hiệu quả. Có nhiều bạn vì không đủ thời gian nghỉ ngơi nên sau khi thực hiện công việc làm thêm thì các bạn vào lớp học với trạng thái mệt mỏi, nhức đầu, thường hay ngủ ngục trên bàn, không tập trung được cho việc học.

lam-them-khi-di-du-hoc-de-tiet-kiem-chi-phi-co-dang-hay-khong4 Làm thêm khi đi du học có còn đáng giá nếu đánh đổi bằng một kết quả học tập không tốt?

KẾT Quả thật, câu hỏi “Du học sinh có nên đi làm thêm để tiết kiệm chi phí?” không có một đáp án nào thật chính xác. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất các bạn phải xác định được mục đích chính của mình là đi học hay đi làm, liệu công việc làm thêm đó có giúp ích được gì cho tương lai của bạn không? Và nếu tài chính thật sự khó khăn, bạn cần có một công việc để trang trải các khoản chi tiêu thì hãy cố gắng xin làm những công việc mang lại lợi ích cho việc học tập.