Du Học Ngành Tài Chính – Về Nước Sẽ Làm Gì ? (Phần 1) tại đây. Hoàng còn nhớ như in cuộc điện thoại từ phòng HR Techcombank trưa hôm đó. Trải qua 4 vòng phỏng vấn, ấn tượng của anh với Techcombank rất tích cực. Ngày ra Hà Nội làm việc, hàng tháng Hoàng đều được công ty hỗ trợ tiền thuê nhà và phí lưu chuyển công tác. Với anh, đây là một chương trình tốt, rất phù hợp với Du học sinh. Đứt gãy trong các mối quan hệ với 6 năm xa nhà, Hoàng chia sẻ, anh rất ngại các đơn vị tuyển dụng yêu cầu phải có kinh nghiệm khi mới về Việt Nam. Dù rằng yêu cầu này là chính đáng đứng từ góc nhìn của Doanh nghiệp, nhưng một du học sinh xa nhà trở về, kể cả đã từng làm việc tại nước ngoài, thì với thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam, nó vẫn là con số không tròn trĩnh. Tuy vậy, các Alumni – Cựu du học sinh – lại có những điểm đặc biệt của riêng mình. Theo Hoàng, đó là Tư duy phản biện (Critical Thinking), Tư duy cải tiến (làm thứ mới, đột phá, không theo lối mòn), Thẳng thắn nêu ý kiến (thay vì thụ động nhận việc dù mình cho rằng điều đó chưa tốt) và Tiếng Anh rất tốt. So với các bạn học tại Việt Nam, tôi có thể thấy rõ 3 điểm trên rất hay xuất hiện ở một tỉ lệ cao với “Dân du học”. Điểm hơn của các bạn Alumni cũng chính là điểm yếu không dễ cải thiện với một số các bạn học trong nước. Hoàng tâm sự, nếu không có tiếng Anh tốt, thẳng thắn góp ý thì chắc chắn không thể trụ lại dưới trướng các chuyên gia của Markets Fast Track. Anh chia sẻ, 70% thời gian làm việc dưới danh 1 Fast Tracker, là làm việc trực tiếp với Chuyên gia nước ngoài. Đây đều là những tên tuổi hàng đầu trong ngành Ngân hàng như Giám đốc Nguồn vốn Standard Chartered, Cựu COO-Head of Market của Standard Chartered - Asia Pacific,... Có thể nói, được làm việc với họ là cơ hội có 1 không 2. Chưa kể sự thẳng thắn đến khắc nghiệt của họ đã khiến rất nhiều ứng viên nản chí và xin dừng cuộc chơi. Trong lứa của Hoàng, năm 2015, hơn 300 hồ sơ nộp về, chỉ có 5 người được chọn sau 4 vòng phỏng vấn. Đến nay chỉ còn Hoàng và 1 bạn nữa trụ lại. Năm 2016 còn kinh khủng hơn, 3 người “pass” phỏng vấn, các chuyên gia này (Hoàng dùng từ Mentor, thầy tôi) đã loại hết, rất thẳng tay, do cả 3 đều không đạt tiêu chuẩn của họ. Một tỉ lệ chọi có thể nói là rất ghê gớm, không hề thua kém bất kỳ chương trình MT nào hiện nay. Đến giờ khi nghĩ lại, Hoàng vẫn thấy rất may mắn khi HR team Techcombank gọi điện thuyết phục anh ra Hà Nội phỏng vấn với các vị chuyên gia kia. Cú điện thoại đột ngột sang sớm, khi anh còn ở Sài Gòn, rất nhanh chóng khiến anh bắt máy bay ngay tối hôm đó, 11h00 ra Hà Nội để sang hôm sau 8h30 phỏng vấn. Hoàng nói: “Muốn trở thành người giỏi nhất, bạn cần học từ người xuất sắc nhất”. Cơ hội học và làm dưới trướng 3 người thầy ấy không đến với nhiều người, mình phải chớp lấy nó ngay khi có thể. Tôi hỏi vui, Ở Việt Nam, người ta hay khuyên các bạn trẻ, lúc mới ra trường, chọn Sếp thay vì chọn Công ty, anh nghĩ sao về vấn đề này? Hoàng cười và xua tay. Anh cho rằng môi trường cũng quan trọng như Sếp vậy. Văn hóa, Lương thưởng là những thứ người lao động nào cũng cần. Khi bạn nói bạn muốn làm ở Nguồn Vốn, người ta mặc định phải trả cho bạn 1 khoản lương tương xứng cho vị trí hot như vậy. Bản thân bạn và gia đình cũng kỳ vọng một nơi làm việc xịn, có nhiều cơ hội mở rộng quan hệ khi gặp gỡ đối tác toàn các cấp lãnh đạo của các tập đoàn lớn. Chỉ chuyên gia thôi là chưa đủ, Hoàng kết luận. Phòng Nguồn Vốn ở Techcombank thực sự là môi trường tuyệt vời với người như anh. Anh thích sự thẳng thắn, quyết liệt và tư duy cải tiến ở đây. Khi gặp vấn đề có thể hỏi đồng nghiệp, đưa lên trực tiếp các sếp cấp cao hơn mà không phải e ngại chuyện vượt cấp. Sếp và đồng nghiệp đều sòng phẳng, sẵn sàng thách thức các vấn đề hiện tại để tìm cho ra phương án giải quyết. Không ai bảo ai, nhưng mọi người đều nhìn về cùng một hướng và luôn tìm cách làm sáng tạo. Đúng là đãi ngộ mà Techcombank dành cho vị trí này thật sự cạnh tranh hơn so với các vị trí yêu cầu kỹ năng và nền tảng tương tự trên thị trường. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó. Đã không dưới một lần Hoàng có ý nghĩ muốn bỏ ngang chương trình, vì một lẽ thôi: nó quá khắc nghiệt. Có nhiều lúc bạn đã thật sự nỗ lực làm một việc nào đó, nhưng việc đó lại bị mentor-cũng chính là sếp của bạn gạt đi và rating thấp tệ rất thẳng tay. “Tức giận, thất vọng và chán nản là cảm giác của mình lúc đó”, Hoàng nhớ lại, “Có bạn không thể kiềm được còn bật khóc ngay tại chỗ”. Có thể các mentor chưa thấy được 200% nỗ lực của Hoàng, rằng anh và các Fast Tracker còn có thể làm được nhiều hơn thế. Chính sự quyết liệt và tính kỷ luật của mentor đã ảnh hưởng đến Hoàng rất nhiều. Mỗi lần cảm xúc rớt xuống đáy như vậy, Hoàng nhớ lại lý do lớn nhất khi vào nơi đây: học hỏi, học hỏi, và học hỏi. Anh chọn cách nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân, từ đó rút ra được bài học và lấy lại động lực phấn đấu. 1,5 năm qua đối với Hoàng thật sự là những tháng ngày ý nghĩa, khi bản thân liên tục bị thách thức phải vượt lên giới hạn của chính mình. Chúc cho anh hạnh phúc để thành công trên con đường mình đã chọn!