1. Tổng quan về ngành Quản trị chuỗi giá trị cung ứng (Supply Chain Management - SCM)

SCM là chuỗi các quy trình nhằm cải  thiện cách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/ dịch vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ và phân phối tới các khách hàng. Điều quan trọng đối với bất kỳ giải pháp SCM nào, dù sản xuất hàng hóa hay dịch vụ là việc làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất.

Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp, từ việc thu thập thông tin, dữ liệu để dự đoán nhu cầu mua hàng của khách hàng, từ đó lên kế hoạch số lượng hàng hóa, sau đó là kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu và giảm thiểu chi phí trong từng giai đoạn của chuỗi cung ứng giá trị; tối ưu đặt mua hàng của nhà cung cấp. Sau giai đoạn kinh doanh (after sale), SCM tiếp tục dự đoán các hành vi mua sắm của khách hàng từ đó cung cấp các dịch vụ sản phẩm đi kèm theo và phát triển danh mục sản phẩm dịch vụ.

Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng, SCM cung cấp những giải pháp mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng.

Dây chuyền SCM gồm tối thiểu ba yếu tố: nhà cung cấp, bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng

  • Nhà cung cấp là công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh
  • Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng
  • Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất

Các thành phần cơ bản của SCM

  • Sản xuất: là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản phẩm
  • Vận chuyển: là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu, cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng
  • Tồn kho: là việc hàng hóa sản xuất ra được tiêu thụ như thế nào, là yếu tố quyết định lợi nhuận của công ty. 
  • Định vị: là nơi tìm kiếm nguồn nguyên liệu sản xuất, địa điểm tiêu thụ tốt nhất, là yếu tố quyết định thành công của dây chuyền cung ứng; định vị tốt giúp quy trình sản xuất được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả
  • Thông tin: nên khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập nhiều thông tin nhất có thể

Quản lý chuỗi cung ứng tích hợp ( Integrated Supply Chain Management-ISCM)

ISCM không chỉ có nghĩa là logistics tích hợp mà còn đòi hỏi rằng SCM phải nhìn vào điều kiện chi tiết của các thoả thuận với chi phí vận chuyển sản phẩm trong phạm vi một khu vực thương mại và bên ngoài nó. Nó cũng bao gồm các chiến lược phát triển dịch vụ logistics. Các lĩnh vực của ISCM đã phát triển trong vài năm qua trong việc làm cầu nối khoảng cách giữa hiệu quả sử dụng cung cầu và kết hợp chi phí.

SCM bây giờ không chỉ liên quan đến việc “quản lý logistics”, như đã làm trong quá khứ, mà còn bao gồm việc quản lý và điều phối các hoạt động, liên kết thượng nguồn và hạ nguồn trong chuỗi cung ứng. Việc quản lý chuỗi cung ứng tích hợp bao gồm nhưng không bị giới hạn: Lập kế hoạch và quản lý nguồn cung cầu; Quản lý kho; Kiểm soát hàng tồn kho; Giao thông vận tải và phân phối hiệu quả; Giao hàng kịp thời và làm khách hàng hài lòng.

Vai trò của SCM trong hoạt động kinh doanh

Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tác động đến khả năng vươn xa của doanh nghiệp, khả năng chiếm lĩnh thị trường và sự tín nhiệm của khách hàng. Khi SCM tốt thì doanh nghiệp không những giảm thiểu được chi phí, tăng lợi nhuận mà còn tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Mục tiêu của SCM:

  • Giảm thiểu lượng hàng tồn kho từ 25-60%
  • Giảm thiểu chi phí cho chuỗi cung ứng từ 25-50%
  • Tăng lợi nhuận sau thuế
  • Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng
  • Tăng độ chính xác trong trong việc dự báo sản xuất
  • Giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm và nâng cao lợi nhuận

2. Quá trình phát triển của Global Supply Chain

Chuỗi cung ứng đã có một sự phát triển to lớn trong hơn 100 năm qua, chứng kiến sự thay đổi trong mọi khâu từ sản xuất, phân phối đến vận chuyển; áp dụng các quy trình xử lý mới và công nghệ, Global Supply Chain đã phức tạp và hiệu quả hơn rất nhiều so với chuỗi cung ứng truyền thống trước đây. Cùng nhìn lại con đường hình thành và khẳng định vị trí quan trọng của Global Supply Chain:

GSC trước năm 1900 - Cung ứng và sản xuất tại địa phương và khu vực

Trước cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu  u và Mỹ, phần lớn các chuỗi cung ứng có tính chất địa phương và thường được giới hạn trong các khu vực đơn lẻ. Cuộc cách mạng bắt đầu làm thay đổi: đường sắt được sử dụng giúp cho việc vận chuyển trở nên nhanh hơn, dễ dàng và rẻ hơn trong khoảng khoảng cách xa hơn, mặc dù chuỗi cung ứng vẫn có xu hướng giới hạn tại các quốc gia. Các giao dịch thương mại quốc tế qua đường biển khá kém hiệu quả vì hàng hóa không được kiểm soát tốt và khó khăn trong việc xếp dỡ.

GSC vào đầu thế kỷ XX - Những cải tiến cho vận tải và kho bãi

Kể từ khi phát minh ra động cơ hơi đốt trong và ô tô vào cuối thế kỷ XIX, những người tiên phong bắt đầu phát triển xe tải cho phép vận chuyển hàng hóa nhanh hơn bằng đường bộ. Một sự phát triển lớn trong GSC là vào năm 1925 khi kệ nâng hàng (là một cấu trúc phẳng dùng để cố định hàng hóa khi hàng được nâng lên bởi xe hay tời nâng hoặc các thiết bị vận chuyển khác, có cấu tạo cơ bản của một đơn vị lượng tải): điều này giúp cho phép hàng hóa được xếp chồng lên nhau theo chiều dọc, tiết kiệm không gian và giúp cho việc xử lý hàng hóa hiệu quả hơn.

GSC từ năm 1930-1940 - Cơ giới hóa lớn hơn

Logistics đã được coi trọng hơn trong Thế chiến thứ II, chuỗi cung ứng trở nên cần thiết khi sản xuất trang thiết bị và vật tư quân sự, việc vận chuyển ra chiến trường càng nhanh càng tốt. Năm 1940 chứng kiến sự hợp nhất của kỹ thuật công nghiệp và nghiên cứu hoạt động về kĩ thuật chuỗi cung ứng.

GSC trong những năm 1950 - Tiêu chuẩn hóa và sự ra đời của container

Có thể nói rằng, cuộc cách mạng lớn nhất trong toàn bộ chuỗi cung ứng là áp dụng việc vận chuyển bằng container và hầu như tất cả các phương thức vận tải đều cần đến nó vì nó có thể được vận chuyển dễ dàng bằng cách sử dụng nhiều loại hình vận chuyển khác nhau. Việc tiêu chuẩn hóa giúp cho vận vận chuyển và xử lý container dễ dàng hơn, điều đó có nghĩa là tiết kiệm chi phí và hiệu quả trong toàn chuỗi cung ứng. Phát minh về container hóa là một trong những động lực giúp cho thương mại quốc tế trở nên rẻ hơn, hiệu quả hơn

GSC từ năm 1960-1980 - Ứng dụng công nghệ máy tính trong quản lý chuỗi cung ứng

Tin học bắt đầu phổ biến vào giữa những năm 1960 và IBM đã phát triển một hệ thống dự báo và quản lý hàng tồn kho được vi tính hóa vào năm 1967. Máy tính đã hỗ trợ việc hợp lý hóa Logistics, tạo ra nhiều cơ hội trong nhiều lĩnh vực bao gồm dự báo chính xác hơn, lưu trữ tro tốt hơn, định tuyến và quản lý hàng tồn kho tốt hơn. Hệ thống quản lý kho chính thức được cài đặt vào năm 1975, giúp việc theo dõi đơn hàng, hàng tồn kho dễ dàng hơn dẫn đến việc xử lý hiệu quả hơn. Đây cũng là giai đoạn mã vạch được đưa vào giúp quét và quản lý hàng hóa trở nên chính xác hơn.

GSC những năm 1980-1990 - Hiệu quả hơn và hướng tới mô hình toàn cầu hóa

Năm 1983, thuật ngữ “quản lý chuỗi cung ứng” và điện toán cá nhân tiếp tục cách mạng hóa chuỗi cung ứng. Các phần mềm mới kết hợp với các tiến bộ khác bao gồm tối ưu hóa vận tải hàng không, mạng lưới phân phối chuỗi cung ứng và giới thiệu hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP). 

GSC hiện nay - Chuỗi cung ứng toàn cầu

Cùng với sự dịch chuyển nền kinh tế theo hướng toàn cầu hơn, sự bùng nổ của các ngành sản xuất của các quốc gia phát triển cũng như sự mở cửa của các quốc gia đang phát triển, chuỗi cung ứng ngày càng đòi hỏi phải được nâng cao hiệu quả hơn nữa. Hơn nữa, chuỗi cung ứng đang phát triển hướng tới một hệ sinh thái dựa trên dữ liệu, internet và hợp tác, thúc đẩy giá trị thực và tăng trưởng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, GSC vẫn phải đối mặt với khá nhiều thách thức như nhà tiêu dùng và các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc tìm nguồn tìm nguồn cung ứng và sản xuất hàng hóa, đặc biệt là từ các quan điểm về quyền của người lao động và môi trường, đồng thời, các nhà quản lý chuỗi cung ứng cần quản lý rủi ro hiệu quả để đối phó với những điều bất ngờ, cho dù đó là hải quan và thuế quan, thiên tai hay các vấn đề với vận tải toàn cầu.

So sánh Việt Nam với quá trình phát triển của Global Supply Chain

Trong vòng 20 năm qua, toàn cầu hóa kinh tế đã làm thay đổi thế giới trên nhiều phương diện, mở mang thêm các lĩnh vực hợp tác quốc tế từ mậu dịch hàng hóa, tác động mạnh mẽ đến cung cầu, khẳng định vai trò của GSC trong thương mại quốc tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, với giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu khá lớn và tốc độ tăng trưởng hàng năm cao, thị trường Supply Chain đang ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, vẫn đang trong quá trình theo kịp thế giới nên việc ứng dụng Logistics hay Supply Chain trong các doanh nghiệp hay trong hoạt động xuất nhập khẩu vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa chuyên nghiệp và bị các doanh nghiệp nước ngoài chi phối. Việt Nam hiện đang vẫn loay hoay giữa việc vừa ứng dụng khoa học công nghệ vừa tìm hướng đi cho xu thế toàn cầu hóa trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng.