1 thành viên trong hội đồng đào tạo của MIT Michael Colao (Prior Regional Chair MIT Educational Council) đã trả lời câu hỏi này trên Quora: “Việc xét tuyển vào đại học là lần đầu tiên sinh viên được trải nghiệm cảm giác làm tất cả mọi thứ đều tốt nhưng vẫn không đạt được kết quả họ mong muốn”. 

 

Hàng năm, tại các trường đại học hàng đầu, chỉ có dưới 30% số lượng ứng viên được nhận. Và bạn cũng biết rồi đấy, những ứng viên nộp hồ sơ không phải chưa qua sàng lọc, mà họ cần đáp ứng các yêu cầu tối thiểu (requirement) trong vòng nộp hồ sơ từ trường. 

Và 30% ứng viên được nhận này là “the best among the best”. 

Có nhiều yếu tố để đánh giá ứng viên, có những tiêu chí cứng và những tiêu chí mềm. Đối với những tiêu chí mềm, trường còn nhìn nhận học viên ứng tuyển sẽ mang lại giá trị gì cho trường.

 

Các trường chọn lọc ứng viên, vậy bạn cũng có nên chọn lọc trường?

 

Definitely Yes! 

Rất mong muốn vào trường A để học, nhưng nếu không được chọn thì sao? Bạn sẽ buồn và chờ năm sau nộp tiếp? Khi biết kết quả thì các trường khác cũng hết hạn nộp hồ sơ rồi. Hay là ngay từ đầu bạn có sẵn 1 list, nếu trượt trường A mình vẫn còn trường B, C, đến trường F offer thì đi học luôn?

 

Không quan trọng bạn học ở đâu, quan trọng bạn học như thế nào, phát triển bản thân ra sao. 

Chắc chắn có 1 sự khác biệt lớn nếu bạn theo học ở các trường top 10 và các trường top 500. Nhưng nếu gần chung 1 rank (như top 100 chẳng hạn) thì có khác biệt mấy đâu.

 

Học ở Mỹ, Úc, Anh, châu Âu hay Nhật? 

Trước khi trả lời: bạn thích học ở Mỹ, bạn đã biết sinh sống và học tập ở Mỹ như thế nào? Ở tại các nước khác thì ra sao? Bạn định theo học ngành gì, sau này làm nghề gì, học xong ở lại 1 khoảng thời gian bao lâu, hay về luôn? Bạn có ngân sách đi học là bao nhiêu tiền?

 

Khi đã trả lời được hết các câu kiểu như này, khi đó hãy quyết định bạn nhé.

 

Làm thế nào để có thể chọn lọc trường? Bạn sẽ cần 1 list các trường / chương trình học mình ứng tuyển, phân loại theo thứ tự ưu tiên phù hợp với mong muốn và khả năng của bản thân mình, sau đó cùng nộp hồ sơ. Các chương trình nằm cùng 1 thứ hạng trong lựa chọn của bạn, nhận được offer từ trường nào, bạn quyết định được ngay thôi. 

Hãy là một người chọn trường thay vì chỉ để trường chọn bạn!

 

Xây dựng danh sách khóa học phù hợp như thế nào?

 

 

Trước khi xây dựng danh sách các khóa học phù hợp, bạn cần biết mình mong muốn như thế nào, kế hoạch phát triển bản thân ra sao, học ngành gì, quan trọng nhất là, khoản ngân sách mình có thể dành được là bao nhiêu. 

Sau khi có định hình về bản thân, bạn sẽ research được danh sách các chương trình học phù hợp với các tiêu chí nêu trên. Đánh giá điểm theo từng tiêu chí để dễ dàng sắp xếp được thứ tự ưu tiên

 

 Mỗi chương trình có 1 deadline nộp hồ sơ riêng, để không bị lỡ các deadline quan trọng, bạn sẽ cần chia nhỏ (hết mức có thể) các công việc mình cần làm. Xây dựng thêm 1 danh sách các hồ sơ tương ứng để tránh bị sót (đặc biệt là LOR, mỗi chương trình ứng tuyển bạn sẽ phải chuẩn bị 1 LOR riêng).

 

Xây dựng định hướng cá nhân để tự tạo lợi thế và con đường ngách riêng

 

Điểm thiếu sót chính ở phần lớn học viên là khả năng tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu.

Nhiều học viên chọn ngành học trong khi chưa rõ ngành học ấy trong tương lai phát triển như thế nào? 5 năm nữa ra sao, xu hướng ứng dụng và đòi hỏi của ngành - nghề ấy trong thời đại hiện tại như thế nào?

 

 

Điều này cũng giống như bạn đang lái ô tô với tốc độ 60 km/h trên đường gom mà không biết cao tốc ở ngay bên cạnh, đằng sau những hàng cây, mọi người đều lái với tốc độ 100 km/h. 

Khi tự nghiên cứu về các ngành nghề, bạn sẽ phát hiện ra chính đam mê lớn lao của mình trong đó. 

Điều bạn thiếu trong việc tìm ra định hướng, tự nghiên cứu, ở chỗ thiếu người hướng dẫn, truyền lửa và luôn thúc ép bạn hoàn thành mục tiêu.

 

Bạn có ước mơ theo học tại các trường đại học top 4% trên toàn cầu? Hãy để Ella và các Alumni cùng đồng hành và giúp bạn thực hiện ước mơ nhé!