1. Ứng dụng Công nghệ và xu hướng O2O (Online2Offline) trong ngành Quản trị chuỗi giá trị cung ứng (SCM)

‘The New Retail” là một cụm từ được Jack Ma đặt ra. Trong một lá thư gửi cổ đông năm 2017, ông tuyên bố đây là thời điểm để khởi đầu cho chiến dịch “Five New” gồm: bán lẻ mới, tài chính mới, sản xuất mới, công nghệ mới, năng lượng mới. Ông giải thích: Thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng thành bán lẻ mới; ranh giới giữa thương mại ngoại tuyến và trực tuyến biến mất khi chúng tôi tập trung vào việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm.

Hiểu một cách đơn giản, The New Retail là một sự đổi mới so với cách bán lẻ truyền thống (doanh nghiệp sản xuất/nhập một sản phẩm sau đó cố gắng bán sản phẩm ấy cho khách hàng). The New Retail doanh nghiệp sẽ dự đoán được nhu cầu của khách hàng, sau đó chỉ làm những thứ khách hàng yêu cầu vào đúng lúc họ cần, tức là ngoài câu chuyện sản phẩm/dịch vụ đánh trúng tâm lý khách hàng vào hiện tại và tương lai thì New retail còn nhằm vào thời điểm. 

Hiện nay trên thế giới, các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia như Alibaba, Amazon, Zara, H&M... Đang xây dựng những cửa hàng bán lẻ mới của riêng mình. Ví dụ như:

  • Amazon đã có Amazon Go: những cửa hàng tiện lợi không cần thanh toán, khách hàng chỉ cần quét mã QR ngay tại lối vào sau đó có thể mua sắm và mang đi những thứ mình đã mua mà không cần thanh toán. Khách hàng đã có những trải nghiệm mua sắm thực sự độc đáo “Just walk out”.  Amazon đã mất nhiều năm để mất nhiều năm để phát triển ứng dụng công nghệ này: đó là sự kết hợp của thị giác máy tính,công nghệ tổng hợp cảm biến và máy học. Từ sự thành công của Amazon, các chuỗi bán lẻ lớn của Mĩ như Walmart hay Tesco cũng khai trương các cửa hàng miễn thanh toán đầu tiên của mình.
  • Gương thông minh: Zara và H&M đã bắt đầu thử nghiệm chiếc gương thông minh với nhiệm vụ gợi ý trang phục cho khách hàng. Tuy cách tiếp cận của mỗi nhãn hàng là khác nhau nhưng đều nhằm tới mục tiêu giúp cho khách hàng có trải nghiệm mua sắm mới lạ và hài lòng nhất, đồng bộ hóa với một cửa hàng các danh mục quần áo và hệ thống hàng tồn kho để cung cấp các đề xuất thông minh xung quanh sự lựa chọn của khách hàng.
  • Nhà bán lẻ thời trang Oasis của Anh kết hợp trang web thương mại điện tử, ứng dụng điện thoại và cửa hàng truyền thống để trải nghiệm mua sắm đơn giản hơn. Khách hàng bước vào một trong các cửa hàng Oasis có thể tìm thấy các cộng tác viên bán hàng với iPad có sẵn để cung cấp cho họ thông tin sản phẩm tại chỗ, chính xác và cập nhật, tính tiền và đặt hàng trực tuyến, vận chuyển tới nhà cho khách hàng
  • Cửa hàng bên trong cửa hàng: là cách mà các nhà bán lẻ phức hợp nhiều dịch vụ liên quan, bổ sung cho sản phẩm mình đang phân phối nhằm đem lại cho khách hàng một không gian vui vẻ, tiện nghi, hiện đại
  • Thử trước khi mua: các nhà bán lẻ quần áo như ASOS, Miss Selfridge, JD, Topshop, Schuh và Skinny Dip chỉ là một vài trong số các cửa hàng đã triển khai chuyên gia thanh toán kỹ thuật số Klarna nam ‘thử trước khi bạn mua dịch vụ. Dịch vụ cho phép người tiêu dùng đặt hàng bất cứ thứ gì họ muốn từ trang web và chỉ trả tiền cho những thứ họ quyết định giữ lại. Dịch vụ này đã tăng 23% doanh số bán hàng của ASOS tại Vương quốc Anh trong bốn tháng đầu tiên sau khi triển khai dịch vụ.

Cuộc chạy đua của các chuỗi cửa hàng bán lẻ trên thế giới đã khẳng định “The New Retail” chính là xu hướng mới và quan trọng nhất của ngành Global Supply Chain hiện nay. Mục tiêu của “The New Retail” là làm nên sự khác biệt về quy mô và tốc độ thực hiện, sự đa dạng các hình thức mà nó áp dụng. Khi kết hợp tất cả lại thì “The New Retail” là một chương quan trọng trong câu chuyện trở lại của bán lẻ truyền thống và câu chuyện phát triển về số hóa, trí tuệ nhân tạo của bán lẻ ứng dụng công nghệ số. Tương lai của “The New Retail”, thành công của bán lẻ là sự kết hợp giữa tối ưu vận hành hệ thống và tối ưu hóa trải nghiệm thương hiệu.

Việt Nam cũng đã có những bước tiến theo xu thế “The New Retail”, hiện nay đã xuất hiện những cửa hàng bán lẻ mới như Seedcom, Scan and go của Vinmart,... Nhắc đến “The New Retail” tại Việt Nam thì không thể không nhắc đến Seedcom - công ty đầu tiên thực hiện mô hình này, với tiêu chí áp dụng những công nghệ đột phá vào hoạt động kinh doanh để tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Bắt đầu với chuỗi cửa hàng cà phê Coffee House, Seedcom còn sở hữu Cầu Đất Farm, Haravan, Juno, Eva De Eva, HNOSS, KingFood, SCommerce, TenRen’sTea.

Vừa qua, Seedcom đã có một sự thay đổi lớn khi thay đổi đội ngũ điều hành của công ty. Đây được coi là một điều cần thiết để Seedcom thực hiện chiến lược New Retail. Kế hoạch của Seedcom đầu tiên là cùng với toàn bộ hệ sinh thái đầu tư ứng dụng công nghệ nhằm hiểu hơn về nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng trên các kênh khác nhau, tìm hiểu xem kênh nào là phù hợp để tiếp cận khách hàng; bước thứ hai là sử dụng thông tin thu thập được để thay đổi cách vận hành cũng như supply chain của mình để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong thời gian thực tại nơi khách hàng cần nhất. Theo CEO của Seedcom thì xu hướng bán lẻ trong tương lai tiếp theo là tính cá thể hóa ngày càng cao, bên cạnh đó công nghệ sẽ không chỉ áp dụng trong khâu tiếp xúc khách hàng mà thay đổi cả phần chuỗi cung  ứng. 

Bên cạnh đó ứng dụng Scan and Go của Vinmart cũng đã được áp dụng trên chuỗi các siêu thị của Vinmart, cho phép người dùng chỉ còn quét mã QR các sản phẩm họ muốn mua và ra về, phần việc còn lại sẽ  cho toàn bộ chuỗi cung ứng phía sau làm việc và giao hàng tới khách hàng trong 2 giờ. Khách hàng khá hào hứng với cách mua hàng mới này vì đi mua sắm không cần xếp hàng thanh toán, rút ngắn thời gian đi siêu thị. 

 Nhìn chung thì thị trường bán lẻ mới chưa có sự tham gia của nhiều công ty, Việt Nam hầu hết vẫn là các cách bán lẻ truyền thống, các trang thương mại điện tử thì vẫn đang mở rộng thị trường. Nhưng chúng ta đã và đang nhìn thấy sự chuyển mình của mô hình bán lẻ truyền thống những đầu tư về công nghê, trí tuệ nhân tạo, giúp việc mua sắm trở nên dễ dàng hơn, giúp khách hàng có những trải nghiệm mua sắm mới, thú vị hơn. Đối với các nhà bán lẻ mới từ nước ngoài, nếu họ không hiểu được tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam hay là sự năng động đến từ kết cấu dân số trẻ thì đó sẽ là một trở ngại lớn. Vì thế sân chơi bán lẻ ở Việt Nam không dành cho những ai chỉ chú trọng của một môi thị trường màu mỡ đang lên, mà còn là sự đổi mới trong tất cả các khâu từ tiếp cận khách hàng đến chuỗi cung ứng sao cho có những cách thức độc đáo để thu hút khách hàng.

Các doanh nghiệp khởi sự (startup) với nhiều ý tưởng mới đã và đang giải quyết nhiều vấn đề trong quản lý chuỗi cung ứng đang đổi mới trong nhiều lĩnh vực từ vận chuyển hàng hóa, theo dõi đơn hàng đến phân phối, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Sau đây là một số vấn đề các startup đang theo đuổi

  • Vận chuyển hàng hóa áp dụng công nghệ số: các công ty trong danh mục này đang số hóa quy trình vận chuyển hàng hóa đặc biệt là về đường biển. Các ông ty khởi nghiệp như Flexport và iContainers đóng vai trò như nhà giao nhận vận tải kỹ thuật số, nhằm thay thế các cách giao nhận truyền thống bằng cách tận dụng dữ liệu và phần mềm để quản lý quá trình vận chuyển hàng hóa từ đầu đến cuối cho khách hàng của họ. Các công ty khác như Freightos, đóng vai trò là thị trường báo giá hàng hóa trực tuyến cho những người chơi có trong không gian vận chuyển.
  • Cảm biến và gắn thẻ tài sản: phát triển chip, cảm biến công nghệ RFID cho các công ty logistics, sử dụng các phần mềm hỗ trợ AI và công nghệ IoT để theo dõi các tài sản, phương tiện cho các công ty logistics.
  • Quản lý kho: Các công ty khởi nghiệp như Nextail Labs tận dụng phần mềm và phân tích để tối ưu hóa phân bổ hàng tồn kho cho các nhà bán lẻ thời trang
  • Blockchain: hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải các khối thông tin, chúng được liên kết với nhau nhờ mã hóa. Các khối thông tin này hoàn toàn độc lập và mở rộng theo thời gian, được quản lý bởi chính chính những người tham gia vào trong hệ thống mà không qua các đơn vị trung gian, thông tin không thể được thay đổi trừ khi có sự đồng thuận của tất cả mọi người. Blockchain bảo mật cao hơn cho chuỗi cung ứng, điều này bao gồm các công ty như ShipChain, nhằm cung cấp các hợp đồng vận chuyển thông minh an toàn cho hệ thống chuỗi cung ứng và Provenance giúp các nhà bán lẻ tăng tính minh bạch của chuỗi cung ứng bằng cách theo dõi lịch sử hàng hóa bằng cách sử dụng blockchain.
  • Chuỗi cung ứng thực phẩm: Apeel Science sử dụng chiết xuất thực vật để tạo ra các lớp phủ vô hình, vô vị giúp kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm tươi
  • Phân tích chuỗi cung ứng: các công ty startup như ClearMetal cung cấp các phân tích do AI cung cấp cho quá trình vận chuyển và logistics; cho phép khách hàng của mình theo dõi các lô hàng của đơn hàng khi nó di chuyển, giúp khách hàng dự đoán công ty nào sẽ cung cấp dịch vụ đáng tin cậy nhất và ước tính rủi ro của sự chậm trễ.
  • Quản lý thị trường và vận tải xe tải: Các nền tảng như Cargomatic giúp việc đặt hàng trên xe tải dễ dàng hơn bằng cách kết nối các chủ hàng và vận chuyển xe tải trực tuyến
  • Hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp: các công ty cung cấp khả năng tìm nguồn cung ứng, mua sắm, sản xuất và phân bổ nguồn lưc 
  • Logistics thương mại điện tử: cung cấp các giải pháp hậu cần và vận chuyển cho các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ cấp doanh nghiệp
  • Dịch vụ giao hàng tận nơi: cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi cho các nhà bán lẻ thường thông qua đội ngũ tài xế và nhân viên giao hàng.

2. Xu hướng "Green Supply Chain"

Một cuộc khảo sát gần đây đã cho thấy hơn một nửa người tiêu dùng thương mại điện tử (54%) sẵn lòng trả thêm ít nhất 5% giá thành cho sản phẩm đặt hàng qua mạng nếu hàng được gửi bảo vệ môi trường, và 76% số khách hàng sẽ chờ ít nhất thêm 1 ngày để sử dụng chương trình vận chuyển thân thiện với môi trường.

Đây là những kết quả tìm được trong cuộc khảo sát “Cần xanh hay cần nhanh” được ủy quyền bởi Công ty tư vấn West Monroe Partners. Cuộc khảo sát chỉ ra việc mặc dù khách hàng có vẻ rất hưởng ứng về vận chuyển xanh, nhưng phần lớn đều không biết tới dịch vụ này tồn tại. Hơn thế nữa, các nhà bán lẻ gần như không cung cấp lựa chọn vận chuyển xanh nào trong quá trình giao dịch thương mại điện tử.“Vận chuyển xanh hay vận chuyển bảo vệ môi trường không phải so sánh giữa vận chuyển 5 ngày với vận chuyển vào ngày tiếp theo,” Đó là tổng số giao dịch logistics từ đơn đặt hàng để gửi đi. Đóng gói, container có thể trả lại, chiến thuật quản lý hàng tồn kho, hợp nhất hàng, phương pháp giảm quãng đường, gộp tất cả lại ta có được khái niệm của vận chuyển xanh”.

Yves Leclerc, Giám đốc điều hành, chuỗi cung ứng cho West Monroe đã gợi ý những tác động mang tính điều chỉnh trong vài năm tiếp theo sẽ buộc các tập đoàn theo đuổi logistics xanh, có thể bao gồm cả phương tiện vận tải chạy bằng điện – hoặc xăng tự nhiên cho khâu chuyển hàng cuối cùng (last-mile delivery). “Và bây giờ chúng ta biết được khách hàng thật sự muốn gì hơn là giả định họ muốn chuyển hàng cùng ngày hay ngày tiếp theo”, ông cho biết. “Chúng ta có thể chờ đón một cơn bão hoàn hảo khi người tiêu dùng, Doanh nghiệp và các nhà lập pháp cùng đồng tình. Tôi mong đợi sẽ thấy được nhiều cải thiện của các công ty Mỹ đã áp dụng những nỗ lực xanh và vững chắc”.

Thêm vào đó, các công ty không ứng dụng hình thức vận chuyển xanh rất dễ sẽ phải đối mặt với các rủi ro với cổ đông và khách hàng sau này. Pháp luật tiềm năng có thể giới hạn lượng khí thải các-bon của công ty và sở thích của người tiêu dùng đối với vận chuyển bảo vệ môi trường có thể làm họ từ bỏ giao dịch với các nhà cung cấp không thân thiện với môi trường và mua hàng ở nơi khác. Leclerc cho biết điều đó là quan trọng khi các tổ chức cam kết giảm lượng khí thải các-bon hàng năm để giữ chân khách hàng.