Để thành công trong việc xin visa và xách balo lên đường tìm kiếm những chân trời tri thức mới thì chứng minh tài chính (CMTC) là một điều kiện bắt buộc mà không phải ai cũng hiểu và biết rõ. Chính vì thế trong bài viết lần này, Ella Study sẽ giúp gỡ rối cho các bạn đang chuẩn bị đi du học bằng việc nêu những điểm mấu chốt trong thủ tục CMTC. [caption id="attachment_453" align="aligncenter" width="850"]du-hoc-va-cau-chuyen-chung-minh-tai-chinh Chứng minh tài chính nhằm cam kết với Chính phủ nước ngoài rằng mục đích của bạn để học tập chứ không phải để kiếm tiền hay có bất kỳ ý định nào khác[/caption]

Sự khác nhau trong chính sách chứng minh tài chính tại các nước

Thông thường, một bộ hồ sơ CMTC sẽ bao gồm sổ tiết kiệm, chứng minh thu nhập hàng tháng và chứng minh tài sản sở hữu. Tuy nhiên không phải nước nào cũng yêu cầu CMTC khi đi du học, họ sẽ có những yêu cầu khác dễ chịu hơn, như đảm bảo đủ điều kiện ăn ở trong một năm đầu tiên hay chỉ cần một số tiền nhất định trong tài khoản ngân hàng, điều này phụ thuộc vào chính sách của từng quốc gia. [caption id="attachment_455" align="alignnone" width="850"]du-hoc-va-cau-chuyen-chung-minh-tai-chinh1 Yêu cầu chứng minh tài chính sẽ khác nhau đối với từng quốc gia[/caption] Thường những nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada có mức thu nhập cao và tỷ giá hối đoái tương đối lớn so với nhiều quốc gia khác thì yêu cầu CMTC rất chặt chẽ. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ như Úc, bạn không cần chứng minh nguồn gốc tài chính, số tiền trong sổ tiết kiệm với cơ quan cấp xét visa. Bạn chỉ cần đóng cho trường đủ tiền học phí và đảm bảo ổn định sinh hoạt phí, đi lại, bảo hiểm trong năm đầu tiên. Hoặc nếu bạn đi du học Singapore thì sẽ không cần CMTC.

Chứng minh tài chính như thế nào?

Bản chất của việc CMTC ở các nước là giống nhau, thông thường bạn có thể sử dụng 3 loại giấy tờ sau:

1. Sổ tiết kiệm

Có thể nói đây là phần quan trọng nhất vì bạn không thể cầm cả cục tiền vài trăm triệu hay cả tỷ VNĐ vào Đại sứ quán để chứng minh bạn có đủ năng lực tài chính. Tuỳ vào yêu cầu của từng nước mà số tiền trong sổ tiết kiệm và thời hạn mở sổ tối thiểu là khác nhau. Nếu sổ tiết kiệm không đứng tên bạn mà đứng tên bố/mẹ/vợ/chồng thì phải có giấy uỷ quyền. [caption id="attachment_267" align="alignnone" width="850"]vo-mong-khi-di-du-hoc1 Xác nhận số dư của ngân hàng trong tài khoản tiết kiệm là một trong những giấy tờ cần thiết nhất cho việc chứng minh tài chính[/caption] Để du học Mỹ, bạn sẽ cần từ 40 ngàn USD (850 triệu) trở lên. Đi Úc, tùy vào ngành học, nếu học cao học sẽ yêu cầu từ 840 triệu trở lên, các khóa nghề có thể yêu cầu tới 1,2 tỷ trở lên. Đối với du học Anh lại phức tạp hơn một chút, số tiền tối thiểu là 550 triệu trở lên tuỳ từng khoá học. Cụ thể đối với sinh viên học tạo London, yêu cầu chứng minh tối thiểu 1,265 GBP / 1 tháng, và phải chứng minh đủ trong 9 tháng tổng tiền là 11,385 GBP. Đối với sinh viên học ngoài London, yêu cầu chứng minh tối thiểu 1,015 GBP / 1 tháng, và phải chứng minh đủ trong 9 tháng tổng tiền là 9,135 GBP. Thời hạn mở sổ tối thiểu ở các nước cũng có sự khác biệt. Thời hạn mở sổ ở đây được tính từ lúc bạn lập sổ đến lúc xét duyệt visa. Canada, Australia, New Zealand, Mỹ thì tương đối giống nhau, có nghĩa là bạn mở trước 3 tháng khi nộp hồ sơ xét duyêth visa hoặc 6 tháng là tốt nhất. Còn riêng Anh thì chỉ cần trước khi nộp hồ sơ 28 ngày là hợp lệ. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều có Dịch vụ chứng minh tài chính với thủ tục nhanh gọn và chi phí hợp lý.

2.Thu nhập hàng tháng

Đến đây một số bạn sẽ thắc mắc là vì sao đã có sổ tiết kiệm rồi mà vẫn phải chứng minh thu nhập hàng tháng? Câu trả lời đơn giản rằng các viên chức lãnh sự muốn biết nguồn gốc số tiền đó là từ đâu. Chẳng thể nào tự nhiên gia đình bạn lại có một số tiền lớn đến như vậy, các khoản thu nhập phải bắt nguồn từ các hoạt động hợp pháp và ổn định, hay nói cách khác cần có một thời gian để tích luỹ. Nguồn thu nhập này có thể từ lương tháng, lợi nhuận kinh doanh, cổ tức, thu nhập từ việc cho thuê nhà, thuê xe của cha mẹ hay người bảo hộ. Điều này cũng để chứng minh rằng bạn không sử dụng các cách mang tính chống chế chỉ để cho qua được khâu kiểm duyệt như bán thống bán tháo mọi thứ mình có hay vay tín dụng đen để đủ tiền cho vào tài khoản. Các giấy tờ cần thiết thường bao gồm: - Hợp đồng lao động có ghi rõ mức lương hàng tháng được nhận có chữ ký của thủ trưởng, dấu đỏ của công ty nếu bố mẹ làm Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. - Giấy phép kinh doanh và hoá đơn thuế nếu bố mẹ là chủ công ty, doanh nghiệp. - Nộp giấy chứng nhận hưu trí nếu bố mẹ đã nghỉ hưu. - Hợp đồng cho thuê nhà, thuê đất hoặc những giấy tờ khác. Một điểm cần lưu ý là các giấy tờ này cần phải được dịch sang tiếng đất nước bạn có ý định đi du học và phải được công chứng đầy đủ. du-hoc-va-cau-chuyen-chung-minh-tai-chinh5 Tất cả những điều kể trên là các đòi hỏi hợp lý của các lãnh sự quán trong khâu chứng minh tài chính du học để tránh việc bỏ học giữa chừng hay ở lại cư trú và lao động bất hợp pháp tại nước họ vì không đủ kinh phí duy trì việc học. Vậy có phải càng có nhiều tiền trong sổ tiết kiệm thì việc CMTC càng dễ dàng hơn? Nhiều bạn trong quá trình làm hồ sơ du học nghĩ rằng càng nhiều tiền càng tốt nhưng các bạn lại quên mất việc làm thế nào để chứng minh nguồn gốc só tiền đó? Bạn càng có nhiều tiền thì việc chứng minh nguồn gốc của chúng sẽ càng dài và phức tạp hơn. Chưa kể đến việc nếu bạn chứng minh không khéo, không khớp thì hồ sơ xin visa du học của bạn có thể hoàn toàn bị loại. Vậy nên để thuận lợi cho quá trình xét duyệt và cấp visa du học, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ số tiền cần chứng minh để chuẩn bị cho vừa đủ chứ không cần phải nhiều gấp 3,4 lần hay thậm chí hơn thế nữa.

3. Tài sản đảm bảo

Một yếu tố khác giúp hồ sơ của bạn tăng tỷ lệ thành công trong việc chứng minh tài chính là chứng minh bạn có sở hữu những tài sản có giá trị như ô tô, bất động sản. Cách thức chứng minh thì bạn chỉ cần đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ mang tên bạn hoặc bố mẹ, hoặc người bảo lãnh), hoặc giấy chứng nhận bạn sở hữu ô tô (giấy tờ xe mang tên bạn hoặc người bảo lãnh). Những tài sản giá trị có thể không phải là nguồn ngân sách để bạn đi du học nhưng sẽ giúp khẳng định khả năng tài chính vững vàng của gia đình, nhờ đó độ tin cậy sẽ cao hơn và hồ sơ dễ dàng được thông qua hơn. [caption id="attachment_457" align="alignnone" width="850"]du-hoc-va-cau-chuyen-chung-minh-tai-chinh-6 Việc chứng minh tài chính sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu gia đình bạn có tài sản giá trị để đảm bảo[/caption]

Những khó khăn của học sinh Việt Nam khi chứng minh tài chính

Việt Nam là một nước đang phát triển, đồng tiền chưa có sức nặng trên thế giới, việc phải đảm bảo sở hữu một lượng đủ lớn tiền trong sổ tiết kiệm và chứng minh được thu nhập ổn định hằng tháng không phải là điều dễ dàng. Bên cạnh đó, nhiều gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, lao động tự do thuộc dạng không có kê khai rõ ràng về thu nhập với các cơ quan nhà nước nên sẽ cực kỳ khó khăn trong việc chỉ ra được thu nhập từ đâu một cách rõ ràng và thuyết phục trên giấy tờ. CMTC du học còn gặp phải nhiều vướng mắc ở khâu thủ tục hành chính rườm rà, mất thời gian. Những nguyên nhân như chậm chạp, thiếu sót hay thậm chí là không thể chứng minh hoàn toàn có thể xảy ra, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý cũng như làm trì trệ kế hoạch du học của nhiều bạn. Chính vì vậy, để tránh những rắc rối và hệ quả không mong muốn, các bạn cần tìm hiểu kỹ những yêu cầu cụ thể của Đại sứ quán nước ngoài đồng thời học hỏi từ những người đi trước. Trên đây là một số những điểm quan trọng khi xin visa đi du học, nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên lạc trực tiếp với Ella Study để được kết nối và chia sẻ kinh nghiệm xin visa du học thành công với các du học sinh tại nhiều quốc gia trên thế giới!