Vượt qua các thách thức du học

Không như bạn nghĩ, Du học không phải con đường trải đầy hoa hồng. Những thách thức và khó khăn mới sẽ liên tục "ập đến" hàng ngày. Vậy liệu bạn đã sẵn sàng vượt qua chúng chưa? Du học là một chặng đua khắc nghiệt về tinh thần và bản lĩnh: Đủ mạnh thì bước tiếp, yếu đuối thì ra về. Chính vì thế, nếu không muốn làm kẻ ra về, bạn cần phải có một sự chuẩn bị kỹ càng trước khi đi và mạnh mẽ đương đầu với những khó khăn trong những năm tháng học tập nơi đất khách. Sau đây là những bí kíp mà các du học sinh đã chia sẻ với Ella Study để vượt qua rất nhiều thách thức du học: Ngôn ngữ, tài chính, văn hóa cũng như thách thức từ bản thân.

Giải quyết thách thức ngôn ngữ

Chuẩn bị nền tảng ngôn ngữ vững vàng: Trước khi đặt chân tới đất nước mà bạn du học, tốt nhất bạn nên chủ động xây dựng nền tảng ngôn ngữ vững chắc. Dưới đây là những chia sẻ về tiếng Anh, ngôn ngữ thông dụng thứ ba trên thế giới nhưng có lẽ là thông dụng nhất với các bạn du học sinh Việt Nam. Việc học tiếng Anh ngay cả khi bạn không đi du học vẫn luôn rất quan trọng. Vì vậy hãy cố gắng chuẩn bị cho mình nền tảng tiếng Anh ở mức tốt: nghe hiểu rõ ràng, biết cách trình bày những vấn đề học thuật và thuyết trình một cách mạch lạc. Khi bạn có vốn tiếng Anh học thuật vững vàng, bạn đã bớt đi một khó khăn trong việc học tập ở một môi trường hoàn toàn mới lạ. bi-kip-vuot-qua-cac-thach-thuc-khi-di-du-hoc Khi nộp hồ sơ du học, hầu hết các trường chỉ yêu cầu IELTS 6.0-6.5 cho bậc Thạc sĩ và 5.5-6.0 cho bậc Đại học. Tuy nhiên, bạn nên có IELTS từ 7.0 trở lên để thực sự chủ động trong quá trình học tập. Giao tiếp cơ bản tiếng bản ngữ: Ở một số quốc gia không nói tiếng Anh, việc có thể giao tiếp bằng tiếng bản ngữ là thực sự cần thiết vì bạn không chỉ học ở trường mà còn tham gia vào rất nhiều các hoạt động khác bên ngoài đơn giản nhất từ việc đi chợ. Thêm vào đó, việc biết thêm ngôn ngữ nước họ rất hữu ích cho việc bạn xin học bổng vì điều này chứng tỏ bạn đã thực sự chuẩn bị kỹ trước khi đi du học. Biết thêm ngôn ngữ bản ngữ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bạn nếu muốn nhập cư sau khi kết thúc khóa học. Tiếng Anh không chỉ là đọc sách và viết luận: Tương tự việc phải biết tiếng bản ngữ ở các quốc gia không nói tiếng anh, tiếng Anh giao tiếp cũng rất quan trọng. Chứng chỉ IELTS ( các trường thường yêu càu Academic đối với du học sinh) hay TOEFL mới chỉ thể hiện một phần của tiếng Anh là tiếng Anh học thuật. Bạn được 7.0 IELTS nhưng đến khi đọc comment của bạn bè người bản ngữ trên Facebook, bạn vẫn có thể không hiểu gì. Vì vậy, hãy chú trọng cả tiếng Anh giao tiếp bên cạnh tiếng Anh học thuật. Không bao giờ ngại và chịu khó nói: Bạn thực sự may mắn vì được học ngôn ngữ ở môi trường tốt nhất là môi trường của người bản ngữ. Cho nên hãy tận dùng triệt để lợi thế này bằng cách chủ động giao tiếp, trò chuyện cùng mọi người hoặc tham gia các hoạt động tình nguyện. Bạn cũng có thể nhờ những người bạn bản ngữ sửa ngay trong lúc trò chuyện. Đây là những cách cực kỳ đơn giản và tự nhiên để nâng cao trình độ "bắn" tiếng Anh của bạn.

Giải quyết thách thức tài chính

Người giải quyết được thách thức tài chính là người biết cách "thu" và "chi" hợp lý.

"Thu" hợp lý

bi-kip-vuot-qua-cac-thach-thuc-khi-di-du-hoc3 Những khoản viện trợ sẽ giúp bạn vơi bớt phần nào gánh nặng tài chính. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tận dụng những nguồn thu một cách hiệu quả. Thứ nhất, nhiều du học sinh có được nguồn viện trợ lớn nhất từ gia đình. Hãy xin ý kiến bố mẹ xem bố mẹ có thể chu cấp cho bạn bao nhiêu tiền cho khóa học của bạn hoặc đề xuất mức mà bạn muốn được bố mẹ hỗ trợ: một kỳ, một năm hay cả khóa học. Từ đó, bạn có thể cân đối với những nguồn thu khác để lựa chọn đất nước và khóa học phù hợp cho mình. Thứ hai, bạn có thể để ý đến các loại học bổng du học. Thông thường sẽ có ba loại học bổng chính là học bổng chính phủ, học bổng của các tỉnh bang và học bổng của trường. Các loại học bổng dành cho sinh viên Việt nam rất đa dạng từ loại học bổng đến giá trị học bổng và bậc học. Học bổng không chỉ được trao vì thành tích trước khi tham gia khóa học và còn được trao cho học sinh có quá trình học tập xuất sắc. Thêm vào đó, thông tin về các học bổng càng ngày càng được chia sẻ nhiều hơn trên mạng. Với các bạn có giấc mơ đi du học Mỹ thì học bổng toàn phần Fulbright luôn là mong muốn lớn nhất. Trên thực tế, ngoài Mỹ còn nhiều quốc gia, tổ chức cung cấp học bổng toàn phần cho sinh viên Việt Nam, có thể kể đến là Úc với học bổng Endeavour và Australia Awards Scholarship, Anh với học bổng Chevening, Đức với học bổng ADDA,... Học bổng từ các trường cũng cực kỳ đa dạng. Nếu các bạn đang quan tâm đến du học Canada bậc Đại học, bạn sẽ thấy rất bất ngờ với những suất học bổng toàn phần từ các trường đại học nổi tiếng như học bổng nhà lãnh đạo tường lai của University of British Columbia hay học bổng dành cho sinh viên Việt Nam của University of Alberta. Vì thế, đừng tiếc thời gian vào các website thông tin du học hay các website của trường mà bạn muốn học để tìm kiếm thông tin và apply học bổng vì những học bổng này có thể trở thành nguồn cung cấp tài chính cực hiệu quả cho bạn. Xem thêm về kinh nghiệm săn học bổng của các bạn du học sinh tại: https://duhoc.ellastudy.com/hoc-bong/ Thứ ba, đi làm thêm cũng là một lựa chọn tối ưu cho nhiều du học sinh muốn kiếm thêm thu nhập. Thông thường, du học sinh sẽ được làm thêm khoảng 20 tiếng/ tuần trong các kỳ học và 40 tiếng/ tuần trong các kỳ nghỉ với mức lương thường từ 4 đô đến 10 đô la Mỹ một giờ. Tuy nhiên mỗi trường, quốc khác nhau lại có các quy định riêng về vấn đề này. Cụ thể, trong khi Pháp, Úc cho phép sinh viên làm việc toàn thời gian trong kỳ nghỉ, Canada chỉ cho sinh viên làm việc 40h/ tuần cả trong và ngoài khuôn viên trương, Mỹ chỉ cho sinh viên làm việc 40h/ tuần nhưng thường chỉ cho làm việc trong trường, nếu ra ngoài sẽ phải xin phép.

Cuộc sống du học Pháp

Và cho dù có thiếu tiền thế nào đi chăng nữa thì hãy nhớ rằng việc học tập vẫn là mục đích chính nhất của bạn chứ không phải làm thêm. Thay vì đi làm thêm quá sức, hãy tìm kiếm các nguồn tài chính khác để việc học tập thực sự hiệu quả.

"Chi" hợp lý:

Ngay cả khi bạn có một nguồn viện trợ dồi dào nhưng nếu bạn không có cách chi tiêu hợp lý, việc học tập và sinh hoạt cũng có thể khiến bạn rời vào tình trang bế tắc vì túng thiếu. Để thoát khỏi tình trang này, bạn có thể tham khảo bí kíp của du học sinh Ella trong bài viết sau đây để có cách "chi" hợp lý tại đây.

Giải quyết sốc văn hóa

thach-thuc-du-hoc   Tìm hiểu và chuẩn bị tinh thần: Chủ động tìm kiếm thông tin là cách mà bạn nên làm để tránh bị những ảnh hưởng tiêu cực do khác biệt văn hóa. Đầu tiên, hãy lên mạng tìm hiểu về quốc gia bạn đang đến và trường bạn sắp học từ những vấn đề nhỏ như bạn sẽ đi bằng phương tiện gì, đi siêu thi ở đâu gần đến những vấn đề lớn hơn như cách người dân sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ vẫn ngờ vực vì những thông tin không biết đúng sai tràn lan trên mạng, hãy tìm đến sự giúp đỡ của các du học sinh sinh sống, học tập tại quốc gia hay trường mà bạn đang theo học. Họ sẽ đưa cho bạn câu trả lời chính xác nhất và tin tưởng nhất. Bình tĩnh giải quyết vấn đề khi gặp phải: Trong bài viết trước, mình đã chia sẻ một số tình huống dở khóc dở cười khi đi du học và việc bạn cần làm là bình tĩnh giải quyết. Hãy nhìn nhận vấn đề này từ góc nhìn của mình và từ góc nhìn của một người dân bản đia. Bạn sẽ nhận ra điểm khác biệt và dễ dàng giải quyết. Đừng tự ti hay cảm thấy mình đang bị cách ly bởi khác biệt văn hóa. Vấn đề là mỗi chúng ta đều rất khác nhau và bạn cần sự cảm thông và bình tĩnh giải quyết. Tuyệt chiêu giúp du học sinh vượt qua nỗi nhớ nhà ở kỳ nghỉ lễ

Thách thức từ bản thân

Học cách chủ động trong cuộc sống: Bạn sẽ cảm thấy bớt phụ thuộc hơn nếu bạn có thể tự làm những công việc phục vụ bản thân hàng ngày như đi chợ, nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp nhà. Hãy biết một chút về các loại thuốc vì điều này có thể giúp bạn xử lý các bệnh thường gặp như cảm cúm, đau bụng, dị ứng,... Bạn cũng có thể mang theo tông – đơ cắt tóc giúp bạn chủ động hơn và tiết kiệm chi phí cho khoản này. Chủ động trong các công việc hằng ngày sẽ giúp bạn cảm thấy bớt ràng buộc và có cuộc sống thoải mái hơn. Các thách thức với du học sinh Việt Nam Rút ngắn khoảng cách địa lý bằng các ứng dụng mạng: Đừng quên là bạn luôn có gia đình bạn bè luôn bên cạnh và ủng hộ. Cứ trò chuyện với họ bất cứ khi nào bạn muốn. Bạn có thể sử dụng Video Call hay Skype để được trò chuyện, lắng nghe và chia sẻ cũng gia đình, bạn bè. Bằng cách này bạn có thể phần nào rút ngắn khoảng cách địa lý và giúp bạn vơi bớt cô đơn. Không để nhiều thời gian rảnh rỗi: Ngoài thời gian học tập bạn sẽ còn rất nhiều thời gian rảnh. Trong khoảng thời gian đó, bạn có thể kiếm một công việc làm thêm, tụ tập với bạn bè hoặc đi du lịch khám phá địa phương. Những lúc rảnh rỗi ở nhà, bạn có thể tìm đọc những quyển sách thú vị, hoặc trồng một loại cây, nuôi một con vật để luôn luôn "được" bận rộn. Bạn cũng có thể tham gia vào những công đồng du học sinh để trò chuyện, giúp đỡ những du học sinh mới những người chuẩn bị đi du học và có những khởi đầu đầy khó khăn như bạn. Khi quỹ thời gian đã được sử dụng hết, bạn sẽ không có thời gian để cô đơn hay nghĩ ngợi nữa. Tác giả: Trung Hòa
Ella Study - Giải đáp mọi câu hỏi du học chỉ trong 3 tiếng