3 năm làm việc cùng các bạn trẻ, khi nói đến du học và trải nghiệm tại nước ngoài, các bạn luôn nghĩ đến Mỹ, Úc, Anh. Đây là những quốc gia có nền giáo dục rất tốt, nhưng không phải ai cũng có thể đi học được bởi học phí cao, khả năng xin học bổng cũng rất cạnh tranh.

 

Chiến lược của nhiều “cao thủ” From-Zero-to-Hero là tập trung triển khai kế hoạch + tạo khác biệt, tìm những chương trình “ngon-ít-người-biết”.

 

Vẫn những trường xịn, nằm trong top 1000 bảng xếp hạng các trường đại học trên toàn cầu (top 4%), chất lượng đào tạo & nghiên cứu cực tốt; nhưng vì nhiều rào cản mà mức độ cạnh tranh thấp hơn so với 3 quốc gia kể trên, bao gồm:

 

  • Rào cản ngôn ngữ: các trường tại châu Âu, Nhật, Hàn Quốc, Canada đòi hỏi học viên phải biết một ngôn ngữ khác để học tập và làm việc hiệu quả tại các nước sở tại

  • Thông tin PR không nhiều: đặc biệt, các trường tại châu Âu, Nhật Bản ít chú trọng vào PR, truyền thông về chương trình của họ. Do đó, có nhiều trường rất xịn, chương trình học rất hay (như học thạc sỹ về kinh tế 4 kỳ, mỗi kỳ học ở 1 campus tại 1 quốc gia, 3 châu lục)

  • Hạn chế số lượng tuyển sinh đầu vào: rất nhiều trường đại học lớn nằm trong top 1000 các trường Đại học trên thế giới (đặc biệt tại châu Âu, Nhật Bản) không phát triển chương trình học theo hướng thương mại, học phí rất thấp (chỉ 500 - 1500 EUR / kỳ học 6 tháng). Do đó, nguồn lực giảng dạy của họ cũng giới hạn; và hiển nhiên, số lượng học viên được tuyển đầu vào cũng giới hạn. Tỷ lệ học viên tốt nghiệp đúng hạn các chương trình này còn thấp hơn nữa.

 (*) Các trường ĐH top 1000 (theo xếp hạng của QS Rankings, THE,...) bao gồm các trường trong top 15 của nhiều nước châu Á, top 40 nhiều nước châu Âu, top 60 tại Mỹ, Úc, Anh,...

 Hành trình apply cho đến khi được nhận tại các trường ĐH top 4% với ngân sách hạn chế có gì đặc biệt? Bạn hãy tham khảo 6 gợi ý dưới đây nhé

1. Chọn ngành trước khi chọn trường

Nhiều bạn trẻ chọn một ngành học đại học theo hình thức “chọn đại”, “chọn theo phụ huynh”, “thấy hay thì chọn”, “thấy tỷ lệ chọi an toàn thì chọn”.

Không chỉ có tâm lý này khi chọn 1 ngành học đại học tại Việt Nam, nhiều bạn / gia đình cũng chọn “ngành bất kỳ” để học đại học ở nước ngoài.

Sau 2 năm học, làm việc 1 ít, tham gia hoạt động xã hội 1 ít, các bạn ấy mới khám phá ra đây không phải ngành mình thích.


Đau đầu hơn ở chỗ, việc chuyển ngành rất khó khăn nếu sau khi tốt nghiệp đại học, đi làm, apply học bổng hoặc du học bậc Thạc sỹ. Các trường đại học lớn (đặc biệt là tại các quốc gia có chính sách học phí thấp đối với sinh viên quốc tế như Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha,...) ngày càng khắt khe trong việc yêu cầu học viên ứng tuyển phải học đúng ngành (có tỷ lệ credit trùng với mức tối thiểu bao nhiêu phần trăm trong curriculum của khóa học)

Vậy thì làm thế nào để chọn đúng, hoặc ít nhất, gần đúng ngành học?

Hãy trải nghiệm trước khi chọn ngành. Nếu bạn đang học lớp 11, 12, hãy tăng cường đi research / tham gia các workshop, gặp gỡ, hỏi han những người đi trước về ngành nghề của họ. Làm qualitative research về ngành.

Nếu bạn chưa đỗ vào 1 trường đại học phù hợp / ngành học phù hợp, hãy cảm thấy thoải mái và dành 1 năm đi trải nghiệm. Đức có 1 nét văn hóa rất hay, khuyến khích học sinh tốt nghiệp phổ thông dành 1 năm đi thăm quan tại các nước xung quanh, làm việc với vị trí internship,... sau đó mới về học đại học.

Khó khăn trong việc tìm định hướng, đặt lịch tư vấn với Alumni qua app Ella để hướng nghiệp trước khi du học nhé

 

2. Sống chết với học bổng hay chuẩn bị sẵn 1 kế hoạch khả thi nhất cho con đường du học?

Rất nhiều bạn đặt mục tiêu, phải có học bổng thì mới đi học.

Tuy nhiên, trong khi chuẩn bị profile, chuẩn bị hồ sơ, có quá nhiều lựa chọn khác làm các bạn xao nhãng mục tiêu kiếm học bổng của mình: chọn phương án học back up, làm việc để kiếm thêm thu nhập,...

Rất nhiều chủ nhân học bổng đều nói: 2 yếu tố quan trọng nhất giúp họ giành được học bổng là Nỗ lực và May mắn. Nỗ lực là khi các bạn tập trung mọi nguồn lực quan trọng nhất của mình để research về học bổng, có phù hợp với mình không, đối thủ của mình là ai, USP (Unique Selling point) của mình là gì. May mắn là khi các bạn tìm được đúng người hướng dẫn, tìm được đúng học bổng ngon-ít-người-biết. Nhưng dù gì thì các bạn cũng sẽ phải dành một khoản thời gian, nỗ lực, công sức không hề nhỏ, có thể là vài năm.

 

 

Số lượng học bổng có hạn, vậy nếu không có học bổng bạn sẽ từ bỏ giấc mơ du học?

Khi làm việc với các bạn học viên, điều tôi thường hỏi là: “Em có thể dành bao nhiêu ngân sách cho việc học?”

Nhiều bạn nghĩ muốn du học phải tốn vài tỷ. Nhiều gia đình cũng nghĩ, mục tiêu để con đi du học là phải “nướng” vài tỷ…

Tăng cường research, các bạn sẽ thấy rất rất nhiều chương trình học xịn, kể cả bậc Đại học và thạc sỹ, học phí cả khóa chỉ khoảng vài chục triệu, hoặc 1-2 trăm triệu. Sinh hoạt phí thì sau mấy tháng, quen rồi, có thể vừa học vừa làm để tự trang trải. Khi tôi nói, hồi tôi đi học - trường top 300 thế giới, học ở Đức - MBA - chỉ mất tổng 10,000 USD, ai cũng ngạc nhiên. Còn Thụy Điển, năm nay tỷ giá SEK / VNĐ chỉ còn 2.500 (nếu so với 3.500 cách đây 1 vài năm), tức là học phí trung bình cả 1 khóa Master 1 năm bên ấy chỉ còn khoảng ~200 triệu đồng.

Điều bạn cần biết chắc là mình có một khoản ngân sách bao nhiêu để dành cho việc học. Việc này sẽ quyết định giới hạn các chương trình mà các bạn nộp hồ sơ, lên kế hoạch để đến khi nào buộc phải đi làm để tự trang trải.

Mọi bài toán luôn có cách giải.

3. Vượt qua rào cản ngôn ngữ để đạt mục tiêu

Nếu bạn chỉ chọn những thị trường học - sinh hoạt bằng tiếng Anh 100%, điều này sẽ giới hạn việc chọn lựa và cả khả năng đi học thành công của bạn.

Xã hội công nghệ rồi, rồi cũng đến lúc ít nhất bạn phải biết 3 ngôn ngữ.

Với các bạn học cấp 3, Alumni chúng tôi luôn khuyên, hãy trải nghiệm đi. Còn với các bạn học cấp 2, tôi khuyên là, học thêm 1 thứ tiếng nữa (ngoài tiếng Anh) đi. Gắng sức mà học.

 

 

Khả năng ngoại ngữ là một trong những USP của bạn. Thử nghĩ xem, apply học tại Mỹ, bạn phải chọi với 100 người khác. Bạn có thêm tiếng Nhật, apply trường xịn tại Nhật, bạn chỉ phải chọi với 20 người khác.

Còn nếu chưa kịp để học thêm ngoại ngữ thứ 2, hãy tìm chương trình đào tạo bằng tiếng Anh tại các nước ấy. Sau đó, nhận offer letter rồi, quyết định nước nào rồi, học dần ngoại ngữ đó cũng không muộn. Học để hiểu người dân bản xứ, hiểu cuộc sống xung quanh, trí tuệ - văn hóa của họ. Đó là cách giúp bạn hòa nhập và nâng khả năng phát triển của mình lên rất nhiều.

4. Trước khi học chương trình chính khóa, hãy trải nghiệm qua các khóa học ngắn hạn

Khi nói đến khóa ngắn hạn, đa phần các bạn trẻ sẽ nghĩ ngay đến các khóa camping học tiếng. Nhưng thực ra có rất nhiều khóa ngắn hạn hay ho khác để các bạn khám phá, có thể là: khóa internship, khóa học 1 module về ngành (như Quản trị đổi mới sáng tạo,...) do các trường bóc tách ra, dạy cho học viên khoảng 3-4 tuần vào dịp hè để học viên học thêm / trải nghiệm.

 

 

Nếu bạn có điều kiện, tôi rất khuyến khích bạn nên tham gia những chương trình này, vì:

  • Ngân sách hạn chế (khoảng 50- 60 triệu cho 4 tuần học tại châu Âu, bao gồm 10 triệu học phí, 20 triệu vé máy bay, ăn ở - sinh hoạt 10-15 triệu)

  • Vừa học có chứng chỉ 1 môn học chuyên môn (để thấy môn học / ngành đó như thế nào, có gì thú vị, có phù hợp với mình không), vừa có 3-4 tuần trải nghiệm cuộc sống tại nước sở tại trước khi quyết định (trước đây tôi đã chuyển kế hoạch du học từ Mỹ sang Đức, không hề do dự, thông qua 1 khóa học tại Đức 1 tháng vào năm 2012)

  • Cơ hội lớn để phát triển mối quan hệ, đặc biệt là với giảng viên (để có cơ hội làm việc cùng, xin recommendation letter sau này). Xem thêm bài viết Thiết lập và duy trì mối quan hệ khi du học

Và, đi học 3-4 tuần là phương án thay thế tốt hơn nhiều so với việc bạn chỉ đi du lịch. Khi đi học, bạn cũng có thể xin thêm visa thêm 1 vài ngày nữa để sau khi kết thúc chương trình học, bạn có thời gian đi trải nghiệm, du lịch xung quanh.

Bạn muốn trải nghiệm, hãy tận dụng mọi cơ hội mình có!

 

5. Xây dựng profile và hồ sơ

4 tài liệu sau đặc biệt quan trọng khi bạn apply vào các trường đại học top 4%, có hay không có học bổng:

  • SOP (Statement of Purpose): bạn có thể tìm được đủ mọi sample về SOP, nhưng tôi khuyến khích các bạn nên có 1 cách thức kể lại câu chuyện (telling a story - style) để thuyết phục bộ phận tuyển sinh chỉ với 3 phút

  • LOR (Letter of Recommendation): đặc biệt có giá trị khi chính người viết LOR cho bạn là 1 giáo sư / giảng viên tại chính trường học bạn đang apply. Bạn cũng hoàn toàn có thể nhờ Alumni - Mentor của mình (nếu là Alumni xịn) viết LOR, nếu người đó đang hỗ trợ bạn (như qua Ella chẳng hạn)

  • CV: súc tích, mô tả cả các social work bạn đã làm

  • Transcript record: chú trọng các môn học trùng hoặc sát với curriculum của bạn

Các trường top 4% rất chọn lọc học viên đầu vào, và bạn cần phải xây dựng bản thân thành một học viên phù hợp nhất với họ.

 

 

Thời gian từ khi nhen nhóm ý định du học cho đến khi nộp hồ sơ càng dài, bạn càng có nhiều thời gian chuẩn bị profile của mình thật tốt và research thêm nhiều ngành / trường học phù hợp. Chẳng hạn như, đến năm 2 đại học, bạn cảm thấy cần chuyển ngành ngành, bạn sẽ cần đăng ký học thêm văn bằng 2 để có danh sách các môn học tương ứng với ngành mong muốn của bạn. Hoặc, bạn biết chương trình của bạn chú trọng tuyển các học viên đã có kinh nghiệm, hoạt động xã hội, bạn sẽ cần thời gian để tự mình hoặc kết hợp làm 1 số dự án, nghiên cứu.

 

Các trường luôn đặt câu hỏi: sản phẩm giáo dục của tôi hướng tới nhóm đối tượng nào là phù hợp nhất, làm cách nào thu hút những học viên tốt và phù hợp nhất, để đội ngũ Alumni ngày càng xịn, và tỷ lệ ra trường đúng hạn của học viên ngày càng cao.

 

Do đó, bạn sẽ cần thể hiện: Tôi là người thế nào, động lực theo đuổi của tôi ra sao, Problem & Pain tôi đang gặp là gì, tôi đi học để có giải pháp thế nào. Và quan trọng nhất, tôi đã có thành tích gì, là đúng người mà trường đang tìm.

 

Chi tiết về profile và hồ sơ sẽ tùy theo từng học viên, từng case study, nên tôi sẽ không chia sẻ sâu trong bài viết này

 

6. Tìm đúng người dẫn đường

 

Những người đã trải qua con đường của bạn là những người dẫn đường tốt nhất cho bạn. Họ có thể giúp bạn những gì?

 

  • Tìm được con đường phát triển, định hướng của mình một cách tốt nhất và phù hợp nhất: chọn đúng ngành, đúng trường và đúng con đường phát triển

  • Someone who always kick your ass khi bạn cảm thấy chán nản

  • Giúp bạn tìm được 1 danh sách (course list) gồm 15 chương trình phù hợp nhất với nhu cầu, mong muốn và khả năng của bạn

  • Giúp bạn hoàn thiện các tài liệu thuyết phục và ấn tượng nhất

  • Giới thiệu bạn với các mối quan hệ công việc xung quanh để bạn có thêm nhiều cơ hội trải nghiệm

 

Nếu bạn đang xác định đi học thành công tại các trường ĐH top 4%, Alumni của Ella là đúng những người bạn cần.

 

Ngân sách hạn chế, học thành công tại các trường đại học top 4% không hề khó. Miễn là bạn được định hướng đúng đắn, sẵn sàng trải nghiệm, chịu bầm dập và tìm được đúng người dẫn đường