Bạn được nhận vào ngôi trường mơ ước sau chuỗi ngày học tập và apply vất vả. Chân trời mới đã mở ra. Xin chúc mừng. Bây giờ là lúc để chuẩn bị hành trang cho con đường phía trước, mà bước đầu tiên chính là tìm hiểu các thủ tục xin visa. Châu Âu gồm nhiều khối kinh tế/chính trị, có cả những nước nhỏ không thuộc EU hay UEE. Bài viết này sẽ đề cập đến 2 loại visa phổ biến nhất đối với sinh viên là visa Schengen và visa UK. Và lưu ý, thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vì quốc gia hay thành phố bạn học rất có thể cần thêm những giấy tờ khác nữa. Vậy nên, hãy tự mình kiểm tra thật kĩ càng bằng cách liên lạc với đại sứ quán/lãnh sự quán để có thông tin chính xác và updated nhất.

1. Visa Schengen

Visa Schengen dành cho những sinh viên không phải công dân EU mà vào học ở EU (duh :P), được chia làm 2 loại: (1) dành cho khóa học dưới 90 ngày và (2) dành cho khóa học trên 90 ngày. Loại (1) hay áp dụn cho các khóa học ngắn hạn, tham dự hội thảo, thực tập hay chương trình trao đổi sinh viên (training course, conference, internship or exchange programme) còn loại (2) thường cho các bạn đi học dài hạn luôn (degree). Với loại (2), các bạn cần apply cho cả thẻ cư trú (resident permit - RP) nữa. Visa là để bạn nhập cảnh vào một quốc gia, còn RP là để bạn cư trú ở quốc gia đó trong thời gian dài. Một vài quốc gia chỉ cho phép bạn đăng kí RP khi đã vào đến quốc gia đó. Vậy, cần những gì trong một bộ hồ sơ xin visa? - Đơn đăng ký xin visa (application form) - Hộ chiếu (passport) - 2 ảnh thẻ (passport-sized photo – cứ ra hàng chụp ảnh thẻ ở VN họ biết cỡ hết đấy) - Giấy nhập học của trường (acceptance letter) - Vé tàu/máy bay (travel initerary) - Bảo hiểm (medical/travel insurance - ở châu Âu tụi tớ hay dùng Swisscare) - Chứng minh tài chính cho thời gian sinh sống của bạn ở bên đó (proof of subsistence – trung bình tầm 500Eu/tháng, cứ thế mà nhân lên) - Hợp đồng nhà (proof regarding accommodation – cái này optional theo từng trường hợp) - Lệ phí làm visa và hóa đơn (application fee +receipt) Bạn sẽ đặt lịch hẹn để nộp hồ sơ và phỏng vấn ở đại sứ quán nước bạn sẽ theo học. Thường kết quả sẽ đến trong vòng 1-3 tháng. Với visa Schengen, bạn có thể tự do đi lại trong 26 nước (22 EU và 4 non-EU), và ở lại bất kì đâu trong những nước đó nếu không quá 3 tháng mà-không-cần-giấy-tờ-gì. Một cơ hội rất tuyệt vời để làm việc và du lịch. Không có quy định cụ thể cho số giờ làm của sinh viên với visa này. Sinh viên có thể đi làm part-time từ 20-25 tiếng/tuần, hoặc đi làm full time (đối với sinh viên năm cuối). Và nhất là sinh viên đi làm thì thuế (tax) nhẹ hơn hẳn với người đã tốt nghiệp rồi.

2. Visa UK

Visa UK chia làm 3 loại: Ngắn hạn (Short-term study visa), Bậc 4 – cho học sinh dưới 16 tuổi (Tier 4 (Child) student visa) và Bậc 4 – cho sinh viên nói chung (Tier 4 (general) student visa).

a) Short-term study visa

Visa này dành cho những bạn theo học những khóa ngắn hạn (đúng như tên gọi) hoặc làm nghiên cứu trong thời gian ngắn. Apply visa này thì không được học trường công, không được đi làm, không được mang theo người thân và không được gia hạn visa này nữa. Visa có hiệu lực 6 tháng đối với các bạn dưới 18 tuổi và 11 tháng đối với các bạn trên 18 tuổi. Ở Anh có một thứ rất hay đấy là những khóa A-level hay dự bị đại học, hoặc những course nhỏ cho học sinh phổ thông quốc tế, do vậy có không ít các bạn dưới 18 tuổi apply cho visa UK hàng năm. Nhờ đó mà visa UK ưu ái phân ra một vài mục nhỏ nữa cho các bạn, cùng một số yêu cầu mà tôi sẽ đề cập sau. Còn với các bạn từ 18 tuổi trở lên, các bạn cần những gì? Trong bộ hồ sơ các bạn cần có: - Hộ chiếu (chứng minh thư hoặc giấy thông hành cũng được) - 1 ảnh hộ chiếu - Chứng minh tài chính - Kế hoạch cho chỗ ở và việc đi lại (kế hoạch thôi nhé, đừng trả tiền vội khi chưa có visa) - Giấy khám sức khỏe - Giấy nhập học - Chứng chỉ tiếng Anh (nếu cần) Với những bạn nào chưa đủ 18 tuổi, thì cần thêm:
  • Giấy cho phép của cha mẹ/người giám hộ
  • Thông tin liên lạc của cha mẹ/người giám hộ
  • Việc di chuyển sang UK:
    • Đi cùng người lớn (trên 18 tuổi): điền thông tin của người này vào trong đơn xin visa. Bạn sẽ không được vào UK mà không có người này đi cùng.
    • Đi một mình: giấy đồng ý của cha mẹ/ người giám hộ cũng như thông tin liên lạc của họ; kế hoạch sắp xếp cho bạn của trường ; thông tin chi tiết và giấy cam kết của người host bạn trong thời gian ở UK.
Lệ phí là 85 bảng có visa 6 tháng và 162 bảng cho visa 11 tháng. Bạn sẽ phải nộp đơn online và phỏng vấn ngoài. Việc apply nên diễn ra tầm 3 tháng trước khóa học của bạn, và tầm 3 tuần kể từ khi apply bạn sẽ nhận được kết quả.

b)Tier 4 (Child) student visa

Visa dành cho các bạn bé từ 4-17 tuổi. Trong một lần apply, những bạn dưới 16 tuổi có thể xin đến 6 năm 4 tháng và những bạn 16-17 tuổi thì được 3 năm 4 tháng. Với visa này, các bạn chỉ được phép học trường tư, đi làm dưới 10 tiếng/tuần và nếu có bố mẹ đi kèm thì bố mẹ không được đi làm bên đó. Trong hồ sơ cần có những gì? - Hộ chiếu (chứng minh thư/giấy thông hành) - 1 ảnh hộ chiếu bản thân + 1 ảnh của người giám hộ - Chứng minh tài chính - Giấy cho phép của người giám hộ - Giấy khám sức khỏe - Giấy nhập học (confirmation of acceptance for studies – CAS) Bạn sẽ mất 322 bảng cho lần đầu apply, cộng thêm cả phí khám sức khỏe nữa. RP của bạn cũng được đính kèm trong đợt apply này luôn. Trung bình sẽ mất tầm 3 tuần để visa về đến tay bạn.

c)Tier 4 (General) student visa

Đây, loại visa mà phần đông chúng ta hướng tới. Bạn biết tiếng Anh, bạn trên 18 tuổi, bạn được nhận vào một trường bất kỳ ở UK – đây là visa dành cho bạn. Với visa này, bạn có thể đi học thoải mái, đi làm thoải mái, thậm chí mang con cái chồng vợ partner theo luôn. Để apply visa này, bạn cần có: - Chứng chỉ tiếng Anh theo chuẩn châu Âu (Common European Framework for languages - CEFR) B1 hoặc B2 tùy theo cấp bậc học, được miễn nếu có quốc tịch của một nước nói tiếng Anh hoặc đã từng học ở Anh trước đó - Hộ chiếu (chứng minh thư/giấy thông hành) - 1 ảnh hộ chiếu bản thân - Chứng minh tài chính - Giấy cho phép của người giám hộ (nếu vẫn chưa tròn 18) - Giấy khám sức khỏe - Giấy nhập học Phí của lần apply đầu vẫn là 322 bảng, và thời gian chờ đợi vẫn là 3 tuần. Thời gian bạn được cấp visa tùy theo thời hạn khóa học của bạn. Trong trường hợp bạn thắc mắc, lệ phí gia hạn visa cho những năm sau của loại Tier 4 thường cao hơn chút xíu, 439 bảng. Nhưng đó là câu chuyện mà chúng ta sẽ nói sâu hơn vào một dịp khác. Thế là cũng hòm hòm cho bước chuẩn bị đầu tiên. Những thông tin chi tiết hơn thì chúng tôi khuyến khích bạn tự tìm hiểu (rất sẵn trên Internet), vì tư duy chủ động chính là bước đầu tiên trên con đường tự lâp. Chúc bạn bay xa. Bài viết có sử dụng tư liệu từ: schengenvisainfo, gov.uk.