Đây luôn là một chủ đề nóng rất được quan tâm, và không có một câu trả lời chung cho tất cả các chương trình học. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có cách để tối đa hóa khả năng được lựa chọn của mình.

1. Các tiêu chí đánh giá

Khi tham khảo về yêu cầu đầu vào của mỗi trường, 6 tiêu chí cơ bản sau là yêu cầu gần như bắt buộc đối với mỗi chương trình học

- Bảng điểm tốt nghiệp – quy đổi điểm với quốc gia bạn muốn nộp hồ sơ du học

- Chứng chỉ Ngoại ngữ, GMAT, GRE (nếu cần); chứng chỉ APS (nếu bạn du học Đức)

- Motivation letter

- Cirricular Vitae

- Recommendation letter

- Các chứng chỉ khác

Tùy vào từng trường và chương trình học, bộ phận xét tuyển hồ sơ (admission team) sẽ cho điểm trọng số theo từng tiêu chí này đối với ứng viên.

 

2. “Yêu cầu tối thiểu” và “Xếp loại”

Nếu bạn nghĩ, với 1 bảng điểm (GPA) tuyệt vời, điểm IELTS 8.0 là bạn đã chắc suất được chọn vào 1 chương trình học tốt, thì rất xin lỗi, cuộc đời không như bạn tưởng.

Trước hết, bạn sẽ phải trải qua vòng sơ loại, hồ sơ của bạn sẽ được đặt lên bàn cân để rà soát các yêu cầu tối thiểu (các yêu cầu này đều được nêu rõ ràng trong phần “Application Requirement” của các chương trình học). Theo đó, điểm GPA, điểm IELTS, ngành học,… của bạn phải đáp ứng được với những yêu cầu ấy.

 

Sau đó các ứng viên sẽ được xếp loại theo thứ tự điểm đánh giá. Cách thức đánh giá tùy từng trường. Đối với các trường ĐH hàng đầu thế giới (Top 300), 3 tiêu chí quan trọng chiếm trọng số cao nhất là Motivation letter, bảng điểm và CV (nêu rõ các hoạt động xã hội, kinh nghiệm thực tiễn của bạn). Để được chọn, bạn phải nằm trong số lượng người đứng đầu theo “sĩ số” chỉ tiêu của chương trình, cộng với 20 – 30% dự phòng. Ví dụ, chương trình ấy có chỉ tiêu là 30 sinh viên, thì bạn phải nằm trong top 30 + 30% = top 39 ứng viên. Nếu bạn nghĩ điểm số của bạn rất tuyệt vời, nhưng không nằm trong 39 người này, thì việc bạn bị loại là chuyện bình thường.

 

3. Tối đa điểm đánh giá: Hãy nghĩ chương trình mong đợi bạn ở điều gì

Vậy cách thức giúp bạn tối đa điểm đánh giá của mình trong mắt đội ngũ tuyển dụng là gì? Đơn giản thôi, hãy đặt bạn ở vị trí người cho điểm.

Một chương trình đào tạo về MBA, chuyên ngành Đổi mới sáng tạo chắc chắn không đề cao những ứng viên tư duy theo 1 lối mòn. Một chương trình đào tạo Thạc sỹ, chuyên ngành kỹ thuật chắc chắn sẽ không tuyển những ứng viên có tính “mơ mộng cao”.

 

Việc đầu tiên bạn cần để ý là tìm hiểu kỹ mình đang nộp hồ sơ vào đâu, đọc kỹ các thông tin về họ để hiểu được họ mong muốn sinh viên có những tố chất gì. Hãy lưu ý thật kỹ: các trường Đại học ở nước ngoài không chú trọng số lượng tuyển sinh, mà rất chú trọng chất lượng tuyển sinh, từ đó ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo, tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên (SV), tỷ lệ SV của họ tìm được việc làm xịn, profile xịn.

Ông Danny Goh, cố vấn cao cấp về tuyển sinh của Trường ĐH Hult Business School (top 50 trường đào tạo MBA toàn cầu), cố vấn chiến lược của Ella Study, chia sẻ: “Motivation letter chiếm tỷ trọng lớn nhất trong việc đánh giá ứng viên, có thể lên tới 50%; sau đó là điểm thành phần, Recommendation letter; và cả thái độ của ứng viên – như nộp hồ sơ có đúng hạn hay không, có đầy đủ thông tin không.” Về phía các trường, họ cần những SV phù hợp nhất, sẽ gắn bó với chương trình nhất, chứ không cần đơn giản chỉ là SV “rải đơn”.

 

4. Làm thế nào để bạn nâng được 20 – 50% tỷ lệ được chọn?

Các tiêu chí như điểm trung bình môn học (GPA), điểm IELTS,…: không ai có thể giúp bạn, chỉ có bạn mà thôi. Nhưng bạn nhớ nhé, các tiêu chí này chỉ là yêu cầu đầu vào tối thiểu.

Là những cựu du học sinh đã từng trải qua hoàn cảnh của bạn, những người có góc nhìn khách quan và trải nghiệm, các Alumni của Ella hoàn toàn có thể giúp bạn tìm ra định hướng du học tốt nhất phù hợp với hồ sơ, nhu cầu và mong muốn của bạn. Việc chọn trường “hay nhưng ít người biết”, sát nhất với khả năng, mong muốn của mình sẽ giúp bạn tăng 10% tỷ lệ được chọn bằng cách vượt qua “vòng sơ loại” với các yêu cầu tối thiểu về hồ sơ.

 

Bộ khung mẫu Motivation letter của Ella sẽ giúp bạn nắm được cách viết như thế nào để đáp ứng tiêu chí “đủ” – đủ thông tin để đạt mức đánh giá trung bình của bộ phận xét tuyển. Việc này sẽ giúp bạn tăng 10% tỷ lệ được chọn thông qua điểm motivation letter đạt tối thiểu ở mức trung bình.

Việc tư vấn với các Alumni của Ella, ở bất cứ ngành nghề, bậc học nào giúp bạn hoàn thiện và tối đa hóa điểm đánh giá motivation letter của mình. Các Alumni là những người nằm trong top các ứng viên được tuyển tại các chương trình học (đặc biệt là các Alumni giành được các học bổng toàn phần danh giá), họ cũng trải qua bao thăng trầm, sẽ giúp bạn đưa ra 1 bản motivation letter cuốn hút, đúng với hồ sơ của bạn, và khai thác được các tiềm năng mà bạn chưa biết để đem đi “show với người đời”. Việc này không những tăng 20%, mà còn có thể tạo ấn tượng đột biến, tăng tới 40% tỷ lệ được chọn của bạn, nếu bạn được tư vấn và biết cách “thể hiện bản thân mình” một cách sáng tạo nhất qua các công cụ tạo infographic, visualized hoặc animated video, chứ không chỉ nằm ở những con chữ.

Bạn đã nắm được cách để tối đa khả năng được lựa chọn của mình rồi đấy. Giờ hãy đặt lịch với 1,500 Alumni của Ella thôi!