Bài viết được đăng tải trên tạp chí The New York Times vào tháng 11/2017, bởi tác giả Eric Hoover.

Quy trình xét duyệt hồ sơ đang trở nên phức tạp. Hãy hỏi ứng viên đang chán nản vì bị từ chối bởi ngôi trường mơ ước. Hãy hỏi các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp tại các trường cấp 3 - đang than phiền về việc các trường đại học không ưu tiên tuyển sinh các học viên với khả năng sáng tạo, tự ra quyết định. Thậm chí cả những người gác cổng tại một số trường đại học nổi tiếng cũng thừa nhận, hệ thống tuyển chọn học viên đang gặp vấn đề.

Hãy hỏi 5 người cách để giải quyết vấn đề này, họ sẽ đưa ra 5 câu trả lời khác nhau. Bạn có thể nghĩ rằng các trường đặt quá nặng trọng số vào các điểm thi chứng chỉ như SAT, GRE, nhưng con của người hàng xóm của bạn, được điểm gần tối đa, lại nghĩ rằng, các trường nên như thế. Hơn một nửa số người Mỹ cho rằng các trường đại học không nên ưu đãi con của các cựu sinh viên, nhưng gần một nửa lại cho rằng, mối quan hệ của bố mẹ nên, ít nhất, là một tiêu chí.

Cuộc tranh luận về những học viên được nhận vào các trường đại học hàng đầu và tại sao họ lại được nhận, vẫn luôn nóng. Năm 2015, Bộ Tư pháp đã khẳng định rằng, đây là một vấn đề đang được dư luận quan tâm, bởi liên minh 64 hiệp hội các trường đại học tại châu Á - Hoa Kỳ, nêu rõ sự bất cập trong việc xét chọn học viên bất công bằng tại các trường đại học hàng đầu. Đồng thời, tổ chức sinh viên vì quy trình xét chọn công bằng, cũng nêu lên sự bất công đối với ĐH Harvard, ĐH Bắc Carolina tại Chapel Hill và ĐH Texas tại Austin.

Mặc dù năm 2016, Tòa án tối cao khẳng định các chuyên viên xét duyệt hồ sơ có thể đưa 'Chủng tộc' thành một trong những tiêu chí phân loại, nhưng sự kiện bình chọn đã chỉ ra rằng phần lớn người dân Mỹ bất đồng với quyết định này. Sự phê bình đối với quyết định nêu trên cho thấy sẽ còn rất nhiều thử thách về pháp lý trong tương lai.

Cho dù bất cứ điều gì xảy ra, những câu hỏi từ xưa tới nay luôn được đặt ra về sự công bằng trong xét duyệt hồ sơ chắc chắn sẽ còn được nêu rất nhiều. Chắc chắn một điều, Mỹ không thể đi đến điều khoản pháp lý với một cụm từ 5 chữ đầy "lanh lợi": merit (xứng đáng - tài trí). Michael Young, một nhà xã hội người Anh, đã đặt ra thuật ngữ kỳ thị "meritocracy" hơn nửa thế kỷ qua để mô tả về một tương lai nơi các bài kiểm tra được quy chuẩn hóa về trí tuệ sẽ tạo ra một tầng lớp tinh hoa mới. Rebecca Zwick lý giải trong quyển sách mới của cô "Who Gets In", ý nghĩa của từ này cũng đã thay đổi. Cô viết, cụm từ "merit" đã trở thành "năng lực học thuật. được hiểu ngắn gọn là bảng điểm và kết quả thi".

Nhưng có một cách khác để nghĩ về sự xứng đáng của một ứng viên. TS. Zwick, Giáo sư danh dự tại ĐH California tại Santa Barbara, đã nghiên cứu nhiều năm về ETS (Educational Testing Service), đơn vị phát triển và quản lý kỳ thi SAT. Cô tranh luận quan điểm rằng kết quả thi - hoặc bất kỳ các yếu tố nào khác có liên quan - cho phép một sinh viên đạt một vị trí tại trường đại học mà mình chọn. "Thực ra, không có một định nghĩa chính xác nào về merit - sự xứng đáng", cô viết.

Điều này đã khiến cho những học viên ứng tuyển, các bậc phụ huynh đang tràn đầy lo lắng, những công dân đang bối rối, đều hoài nghi rằng các trường đại học thực sự muốn gì ở học viên. Chỉ 13% các trường đại học (học 4 năm) chấp nhận ít hơn một nửa số ứng viên. Điều đó cho thấy, các trường đại học nơi sàng lọc học viên đang tạo nên những luồng dư âm trên cả quốc gia. Mỗi năm, các trường đại học lớn đang từ chối hàng ngàn học viên có khả năng phát triển rất tốt nếu học tập tại đây.

Đúng vậy, sự từ chối đang tạo ra nhức nhối. Nhưng hãy nói những từ sau thật lớn: Quy trình xét tuyển không hề công bằng. Thích điều này hay không, các trường đại học không tìm kiếm số lượng lớn nhất trong số những sinh viên hạng A, những người đã tham gia bảy hoặc nhiều hơn các khóa học nâng cao (Advanced Placement courses). Một lời từ chối không thực sự do bạn, mà có thể do một mớ hỗn độn điên rồ giữa các mục tiêu cạnh tranh tới từ chính phía trường.

Cũng như các bậc phụ huynh giao việc nhà cho con, các trường đại học cũng giao cho những người đứng đầu bộ phận tuyển sinh một danh sách các công việc cần đạt. Nếu họ không đạt yêu cầu, họ sẽ bị cho nghỉ việc.

"Chúng tôi không sống trên mây - thực tế là, luôn có một đường "bottom-line", Angel B. Perez, Phó chủ tịch phụ trách tuyển sinh và phát triển học viên tại ĐH Trinity - Hartford nói. "Chúng tôi là một tổ chức, nhưng chúng tôi cũng là một doanh nghiệp."

Tại nhiều cơ sở của một trường ở những nơi khác nhau, vấn đề tài chính ảnh hưởng tới các quyết định rằng ai sẽ được nhập học. Một báo cáo bởi Hiệp hội tư vấn tuyển sinh đại học quốc gia của Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, một nửa các trường đại học nói rằng khả năng chi trả của học viên là một tiêu chí quan trọng trong việc ra quyết định có chấp nhận ứng viên đó hay không. Trong số các tiêu chí khác là sự đa dạng về nguồn gốc, một tiêu chí đang được đánh giá sức khỏe và mức độ biết đến của trường đại học. Một cơ sở của trường cũng có thể cần đạt một số lượng nhất định về học viên tham gia các ngành nghề.

Thực tế, một trường đại học chấp nhận 33% trong tổng số ứng viên, nhưng điều đó không có nghĩa rằng mỗi ứng viên chỉ có 33% cơ hội như nhau. Thành công còn dựa vào việc học viên đó mang tới gì cho trường.

Nhìn chung thì, không có tiêu chí nào được đặt trọng số cao hơn điểm số (và điểm mạnh - thứ hạng của trường cấp 3 nơi học viên theo học) và điểm ACT/SAT. Với thời gian và nguồn lực giới hạn, những chỉ số này mang tới con đường nhanh chóng để đưa ra dự đoán học viên nào được nhận. Nhưng các tiêu chí luôn có nhược điểm. "Sự lạm phát" về điểm số làm phức tạp nhiệm vụ đánh giá thành tích và sự khác biệt trong chính sách chấm điểm của các trường phổ thông. Trong khi đó, những bài kiểm tra được chuẩn hóa phản ánh tương quan với thu nhập gia đình; các sinh viên da trắng và người Mỹ gốc Á có điểm cao hơn các sinh viên da đen và gốc Tây Ban Nha. Đồng thời, khi các trường nói về việc dự đoán "thành công", họ thường có ý nghĩa rằng điểm số năm đầu - một sự định nghĩa giới hạn.

Vì vậy, nhiều trường đại học dựa vào các đánh giá toàn diện về giáo dục, cho phép các trường cân nhắc Hồ sơ học tập của ứng viên tùy theo bối cảnh của từng học viên và xác định những sinh viên ở hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện có một hồ sơ "lấp lánh" như các bạn đồng trang lứa. Họ theo học tạp các trường phổ thông chất lượng tốt hay thấp? Họ có tham gia các hoạt động ngoại khóa không? Họ có kinh nghiệm lãnh đạo không?

Những gì các trường đại học tìm kiếm gửi một thông điệp mạnh mẽ về những gì quan trọng, không chỉ cho các chuyên viên tuyển sinh mà cả trong cuộc sống, và sinh viên thường phản hồi tương ứng với những thông điệp - tiêu chí ấy.

 

 

Các ứng viên ứng tuyển ĐH Kỹ thuật Olin phải hoàn thành cuộc thi thiết kế - tạo ra phương tiện trong không gian - trước khi được nhận vào trường.

TS. Perez, sinh viên đại học lứa đầu tiên, trưởng thành từ một gia đình thu nhập thấp, gần đây đã cải tiến quy trình Trinity, để xác định rõ hơn những sinh viên có triển vọng, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. Trong khi đọc các hồ sơ, các chuyên viên tuyển sinh sẽ tìm kiếm minh chứng cho 13 đặc điểm cá nhân - bao gồm sự tò mò, đồng cảm, cởi mở để thay đổi và khả năng vượt qua nghịch cảnh - mà các nhà nghiên cứu tìm thấy được ở các sinh viên thành công. Đây cũng là những phẩm chất mà các trường đại học về nghệ thuật tự do coi trọng, trong và ngoài lớp học.