Bạn nghĩ đi du học sẽ cần chuẩn bị tiền tỷ? Điều đó chắc chắn sẽ ngăn cản ước mơ du học của bạn. Hãy cùng Ella Study khám phá những phương thức chuẩn bị cho ngân sách du học của bạn tại đây nhé

(Bài viết được xây dựng bởi Du học sinh Nguyễn Trọng Duy, du học sinh Đức, chủ nhân bài viết “10k USD du học trái ngành trường xịn như thế nào”, đồng thời tham khảo từ 1 số nguồn như GoAbroad.com)

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên học ở đâu, ngành gì, chuẩn bị như thế nào? Bạn sẽ cần một người cố vấn riêng hướng dẫn mình cho việc nghiên cứu, tìm trường với ngân sách phù hợp, chuẩn bị hồ sơ ấn tượng. Tham gia ngay với Ella để có 1 cố vấn riêng giúp bạn học đúng trường và phát triển lộ trình sự nghiệp một cách tốt nhất nhé.

Chi tiết xem tại đây: https://learning.ellastudy.com/

Tìm hiểu cách thức Ella vận hành: https://ellastudy.com/post/hoc-vien-su-dung-he-thong-ella-study-nhu-the-nao

1. Xây dựng những nội dung cần chi tiêu

7 nhóm chi phí cơ bản:

  • Học phí (dạo động từ $10,000 - $50,000/năm)
  • Phí quản lý của trường, tham gia Hội sinh viên, phí mua sách, tài liệu,... (dao động từ $200 - $1,000 / kỳ học 6 tháng)
  • Phương tiện đi lại (dao động từ 10 - 35 triệu đồng / 1 chiều vé máy bay; từ $30 - $100/tháng)
  • Thuê phòng ở, mua bảo hiểm (từ $320 - $450/tháng)
  • Sinh hoạt phí (ăn uống, thẻ điện thoại, sử dụng internet) (từ $150 - $200/tháng)
  • Du lịch (tùy trường hợp)
  • Các chi phí khác (thi IELTS, phí nộp hồ sơ - application fee, chuyển phát hồ sơ, xin visa, lập tài khoản tại nước ngoài, gia hạn visa,...): dao động từ 20 - 40 triệu đồng.

1.1. Học phí

Đây là nhóm chi phí chủ yếu trong việc đi du học của bạn. Những quốc gia học bằng tiếng Anh, vốn là những nơi đầu tiên bạn nghĩ đến như Mỹ, Anh, Úc hiển nhiên sẽ có mức học phí rất cao, trung bình khoảng $30,000 - $50,000/năm (tương đương hơn 600 triệu đồng - 1 tỷ đồng / năm).

Nếu hạn chế ngân sách, bạn sẽ cần ứng tuyển các học bổng. Học bổng có thể trang trải giúp bạn toàn bộ hoặc 1 phần học phí. Tuy nhiên, tỷ lệ các ứng viên nhận được học bổng hàng năm không phải nhiều

Đọc thêm về góc nhìn của các trường trong việc cấp học bổng tại mục “Scholarships Game”

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chọn lựa những thị trường và các chương trình học khác với mức học phí thấp hơn. Tại các quốc gia tiếng Anh không phải ngôn ngữ chính (như nhiều nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,...) học phí trung bình cho các chương trình học (bằng tiếng Anh) ở mức thấp hơn, trung bình khoảng $10,000 - $30,000/năm. Bạn cũng sẽ tìm được nhiều trường xịn với thứ hạng tương đương (nằm trong top 4% các trường ĐH trên thế giới - top 1000)

1.2. Phí quản lý, mua sách, tài liệu

Là sinh viên quốc tế, bạn sẽ cần phải đọc kỹ các yêu cầu của trường khi hầu hết bạn phải đóng thêm phí quản lý của trường (administrative fee) và phí mua sách, tài liệu. Mặc dù chi phí này không lớn (khoảng 150 EUR/kỳ học phí quản lý với nhiều trường tại châu Âu), nhưng bạn vẫn cần chuẩn bị sẵn sàng.

Chi phí mua sách hay photo sách ở nước ngoài khá đắt đỏ (trung bình phí photo 1 trang giấy ở Đức là 8-10 cent, tương đương 2.500 - 3.000đ/trang giấy). Bạn có thể hạn chế các khoản chi này bằng việc mua sách cũ của các sinh viên khác, hoặc mua ebook, tải sách điện tử.

1.3. Phương tiện đi lại

Khi bạn nhận được thư mời học từ trường, bạn sẽ cần chuẩn bị cho chuyến đi của mình. Bạn cần mua vé máy bay 1 chiều từ Việt Nam, tốt nhất nên đặt sớm, tìm theo nhiều kênh như skyscanner, vé máy bay giá rẻ tại các hãng hàng không,... Giá vé máy bay 1 chiều từ VN đi Nhật/Hàn/Úc khoảng 5-15 triệu (tùy thời điểm), đi các nước châu Âu khoảng 10-25 triệu, đi Mỹ/Canada khoảng 15-35 triệu. Đồng thời đặt sẵn phương tiện đi lại từ sân bay về nơi ở (thông thường bằng tàu hoặc ô tô buýt). Nếu bạn đi Đức, bạn có thể trải nghiệm di chuyển từ sân bay về thành phố bằng tàu (cố định thời gian, mất phí đổi chuyến) hoặc ô tô buýt (flixbus, cố định thời gian, không mất phí đổi chuyến). 

Khi đã đến nơi, bạn cần chuẩn bị chi phí đi lại trong thành phố (từ phòng ở tới trường). Kinh nghiệm của mình là mua 1 chiếc xe đạp cũ để tiện đi lại (khoảng 50-60 EUR) trong thời gian vài tuần đầu chưa được phát thẻ sinh viên để đi lại bằng các phương tiện công cộng. Nếu bạn mua vé theo ngày thì rất đắt (khoảng 6-7 EUR/ngày tùy thành phố), thay vì sử dụng thẻ sinh viên được ưu đãi hơn nhiều (100 EUR cho 1 kỳ học 6 tháng)

1.4. Thuê phòng ở, mua bảo hiểm

Đây là khoản chi phí hàng tháng lớn nhất của bạn (sau học phí). Bạn có thể tìm được những phòng ở tại ký túc xá của trường (nhưng rất cạnh tranh, first come first serve). Một phương án khác là thuê phòng ở, khu căn hộ ở cách xa trung tâm thành phố; chia sẻ với các sinh viên khác.

Trung bình mức phí thuê phòng ở và bảo hiểm (bảo hiểm cá nhân và y tế) hàng tháng cho sinh viên quốc tế khoảng $320 - $450/tháng

1.5. Sinh hoạt phí

Cách tốt nhất để ăn uống là bạn mua đồ về nấu nướng, trung bình khoảng $5-8/ngày ($150 - 200/tháng). Bạn có thể rủ cả những người bạn ở cùng để mua chung đồ và cùng nấu nướng, rất vui và tiết kiệm trong thời gian ở nước ngoài cô đơn.

Về sim điện thoại bạn nên chọn gói cước sử dụng 3G là chủ yếu. Nếu tại châu  u, bạn nên chọn hãng viễn thông vodafone để sử dụng được tại nhiều quốc gia hơn. Mức phí trung bình cho gói cước thấp nhất khoảng 10 EUR ($11.5) /tháng

1.6. Du lịch

Đây là một khoản chi “chắc chắn” bạn sẽ sử dụng đến. Du học để trải nghiệm. Và tất nhiên cũng có rất nhiều cách để đi du lịch giá rẻ.

Trong thời gian gần 1 năm ở Đức, tôi đã đi du lịch 3 chuyến, 1 chuyến đi lên phía Bắc sang thành phố Kiel và thành phố Copenhagen (Đan Mạch); 1 chuyến về phía Tây sang các thành phố Siegen, Bonn, Cologne, Dusseldorf, Frankfurt, Amsterdam (Hà Lan); và 1 chuyến sang phía Đông, vòng xuống phía Nam, qua các thành phố Berlin. Dresden, Prague (CH Séc), Budapest (Hungary), Vienna (Áo), Munchen. Tổng chi phí cho cả 3 chuyến này, 14 thành phố, 25 ngày, là 1500 EUR (tương đương $1650).

Để đi du lịch giá rẻ, bạn có nhiều lựa chọn: ở dorm (dormitory, phòng ở giường tầng, giá rẻ, 15 EUR/đêm), đi bus (flixbus) hoặc đi tàu vào ngày cuối tuần (40 EUR cho đoàn 5 người, tàu RE-Regional Express, đi thành phố nào cũng được trong vòng 1 ngày).

1.7. Các chi phí khác

Các chi phí này chủ yếu bạn phải chuẩn bị sẵn từ khi nộp hồ sơ, bao gồm chi phí thi IELTS, thi APS (nếu đi Đức), phí nộp hồ sơ vào các trường - application fee, chuyển phát hồ sơ

Sau đó, khi nhận được offer letter từ trường, bạn sẽ cần chuẩn bị các loại phí lập tài khoản ngân hàng tại nước ngoài, xin visa tại Việt Nam, gia hạn visa khi đang học ở nước ngoài.

Các khoản chi này có nhiều mức dao động. Bạn sẽ cần chuẩn bị sẵn một khoản ngân sách khoảng 30-40 triệu đồng nếu bạn nộp hồ sơ cho khoảng 10 trường trở lên.

Tổng cộng, bạn sẽ cần dự trù khoảng $6000 - $7000 sinh hoạt phí cho 1 năm ở nước ngoài nếu chi tiêu trong mức cho phép, chưa bao gồm chi phí vé máy bay và các chi phí nộp hồ sơ, xin visa nêu ở trên

2. Tiết kiệm chi phí như thế nào?

2.1. Tìm học bổng hoặc hỗ trợ tài chính

Học bổng là 1 cách thức bất kỳ sinh viên quốc tế nào cũng lưu tâm đến. Các hình thức học bổng rất đa dạng: học bổng toàn phần, bán phần; học bổng miễn / giảm học phí (tuition fee waiver), học bổng sinh hoạt phí, học bổng cho sinh viên xuất sắc khi học tại trường…

2.2. Tìm các chương trình xịn, học phí thấp

Hãy đa dạng hóa lựa chọn của bạn bằng cách hướng vào những thị trường “ngon ít người biết”, nhiều trường xịn, dù không cấp học bổng nhưng luôn có mức học phí rất “dễ chịu” với sinh viên quốc tế.

Tham khảo bài viết học tập miễn phí / học phí thấp tại châu Âu

2.3. Giới hạn mọi khoản chi tiêu có thể

Bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm hàng trăm USD khi đặt vé máy bay giá rẻ, hoặc các phương tiện giao thông thuận lợi ngay khi đến nước ngoài. Hãy hỏi những người đã trải nghiệm (Alumni) để tư vấn cho bạn

2.4. Thực hiện 1 chiến dịch gây quỹ

Bạn cũng hoàn toàn có thể gây quỹ một khoản nhỏ - nhưng hữu ích từ những người thân, bạn bè xung quanh bạn. Hãy mô tả rõ động lực đi học, và bạn có thể giúp ích gì cho đất nước, xã hội, người thân, con em họ sau khi đi học về.

Hãy tham khảo 1 chiến dịch các bạn du học sinh quốc tế gây quỹ nhé

 

2.5. Luôn kiểm soát việc chi tiêu cá nhân

Sau 1-2 tháng đã quen việc sinh sống ở nước ngoài, bạn cần đặt 1 khoản ngân sách chi tiêu tối đa hàng tháng, sử dụng phần mềm quản trị tài chính cá nhân hoặc dùng chính những file excel để lưu lại lịch sử chi tiêu cá nhân của mình. Cố gắng tiết kiệm, vì sẽ có những lúc bạn cần sử dụng những khoản tiết kiệm ấy khi ở nước ngoài; và đừng làm việc du học của bạn tốn quá nhiều tiền so với dự tính

Ella Study phát triển nền tảng kết nối để mỗi học viên được đồng hành cùng cố vấn viên trên cả hành trình hướng nghiệp, du học và phát triển sự nghiệp. Từ khi hình thành ý tưởng năm 2016, đến nay Ella đã hỗ trợ hơn 300 học viên định hướng và du học thành công, trong đó nhiều bạn theo học tại các trường đại học top 4% toàn cầu. Ella được bầu chọn trong top 5 Startup Việt 2018, top 10 cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia Techfest 2018, top 5 sáng lập viên của năm 2019 khu vực Việt Nam (do ban tổ chức Asean Rice Bowl Award bình chọn).

Đăng ký để được hỗ trợ về hướng nghiệp - định hướng du học tại: http://bit.ly/ellastudyem)